Closing remark Khoá Hama Retreat Tết 2018 từ 29 đến mống 4 Tết. Một cái Xuân an lành và hạnh phúc!
 
Đến nay Hằng dạy hơn 30 khoá Tiếng Anh nền tảng và Nâng cao. Trước khi bắt đầu học, thường Hằng sẽ hỏi từng người động lực học tiếng Anh của bạn là gì? Câu trả lời Hằng nhận được từ trước đến nay tuy khác nhau nhưng chung quy lại là học tiếng Anh để giao tiếp, đi du lịch, có công việc tốt hơn, để dạy con và dạy học trò tốt hơn.
 
Mình thường nói là với động lực như vậy em sẽ khó để đi được xa và thường bạn sẽ nản và bỏ giữa chừng vì mất động lực. Vì động lực nó phải  đến từ BÊN TRONG, trong khi em học để phục vụ những cái bên ngoài nên em khó hoàn thành. Mình sẽ phân tích vì sao đối với từng cái một.
 
Thứ nhất: Học để có thể giao tiếp khi đi du lịch: Điều này là không khả thi vì để đạt được trình độ có thể giao tiếp khi đi du lịch bạn cần ít nhất 6 tháng đến 1 năm học full time, cất lực để đạt level 2/5. Những người mình gặp hầu hết trước khi đi du lich vài tháng mới ráo riết đăng ký học cấp tốc, ít có sự chuẩn bị từ trước. Mình thường e dè khi nhận dạy những bạn này vì bản thân mình cảm thấy áp lực, gốc không mà ngọn cũng chẳng có, chẳng đi đến đâu.
 
Thêm một điểm nữa là khi người nước ngoài đến Việt Nam để làm việc hay dạy tiếng Anh thì bạn nói kiểu gì người ta cũng cố gắng hiểu được hết. Tin mình đi, bạn nói sai phát âm, ngữ pháp lộn xộn, dùng từ không phù hợp, họ đều có thể đoán được ý bạn nói gì. Kỹ năng thích ứng và tồn tại của các bạn Tây cực cao. Nhưng khi bạn sang nước ngoài thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Bạn sẽ không thể nghe và hiểu người ta nói cái gì và ngược lại – họ cũng không hiểu bạn nếu như bạn nói tiếng Anh như hồi ở nhà. Bạn cần có sự chỉnh chu 100% trong phát âm và có kỹ năng diễn đạt rỏ ràng, mạch lạc thì họ mới hiểu được. Phiến phiến 80-90% thì hên xui, lúc hiểu lúc không.
 
Đến đây bạn đã nhận ra mục tiêu học tiếng Anh để giao tiếp khi đi du lịch là một mục tiêu không khả thi đúng không. Nó cần có sự đầu tư dài hơi, kiên trì 6 tháng đến một năm để có thể giao tiếp khi đi du lịch. Không nhiều người làm được điều này nhưng chúng ta có cách giải quyết êm đẹp.
 
Với công nghệ hiện tại Hằng thấy có các app mà mình nói tiếng Việt vào, nó hiện ra tiếng Anh hoặc tiếng Trung, xong mình đưa cho người ta nói, nó lại hiện ra tiếng Việt. Hằng tin trong vài năm mới các công nghệ này sẽ rất phát triển để phục vụ việc giao tiếp và đi du lịch. Bạn không cần mất quá nhiều thời gian và tiền bạc cho việc này mà chẳng đi đến đâu. Trust me! – đây là mục tiêu không khả thi.
 
Thứ hai: Học để có công việc tốt hơn. Đây cũng là mục tiêu không khả thi nhưng lại  là mục tiêu chính của đa phần các bạn trẻ khi đăng ký học. Bây giờ mình xem xét như thế nào là công việc tốt? Lương thưởng cao hơn, giờ giấc thoải mái hơn, có môi trường giao tiếp tiếng Anh…. Cái tiêu chuẩn “công việc tốt” nó sẽ thay đổi thường xuyên và nó cứ đòi hỏi bản thân bạn phải cập nhật, bổ sung đủ loại kỹ năng để phục vụ cái “tốt hơn” đó. Bạn sẽ không cảm thấy hài lòng với cái “tốt hơn” và luôn mong muốn cái “tốt hơn nữa”, và cứ chạy theo nó miết và đánh mất cái bạn đang có vì không biết trân trọng nó. Do vậy sẽ không có “công việc tốt hơn” mà mấu chốt ở chổ bạn cần tìm được niềm vui trong công việc đang làm, đó là công việc tốt nhất! Đừng dùng tiếng Anh để đạt mục tiêu này, nó chẳng dẫn bạn đến đâu hết, động lực của bạn sẽ duy trì khó lâu hơn một tháng.
 
Thứ ba: Học để dạy cho con và học trò tốt hơn. Đây là một ý định tốt và Hằng rất khuyến khích nhưng nó không nên là mục tiêu hay động lực cho việc học của bạn. Bạn có thể đặt mục tiêu học cho chính mình, làm đầy chính mình, làm cho mình giàu có lên từ bên trong. Lúc nước đầy thì nó ứ tràn, lúc đó việc dạy sẽ trở thành điều tự nhiên mà không cần trường lớp, bàn ghế, sách vở hay giờ học cố định để bạn dạy cho con. Học cho mình trước, mọi thứ đều từ bản thân mình mà ra, nên quay lại với bản thân mình trước.
 
Thêm nữa, thế giới đang thay đổi rất nhanh, hai năm gần đây trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligent (AI) bùng nổ, tức nó được nghiên cứu từ trước đó rất lâu. Nó ứng dụng làm máy bay không người lái, ô tô ko người lái, người giúp việc… quan trọng là nó nó khả năng học như một con người. Mình muốn dạy kỹ năng gì nó học và làm được cái đó rất tốt. Nên tương lai nó thay thế rất nhiều sức lao động.
Hãng Toyota hai năm gần đây sa thải 35 ngàn người và xu hướng này sẽ phổ biến trong thời gian tới khi thế giới bước vào cuộc cách mạng xanh. Các chương trình trung học phổ thông ở Mỹ tân tiến nhất thế giới như vậy vẫn ko thể bắt kịp xu thê phát triển nên các tập đoàn lớn như Google, Microsoft… có trường phổ thông riêng. Điều này nói lên cái gì? Nếu bạn là phụ huynh thì việc chuẩn bị cho con một nghề nghiệp hay dạy tiếng Anh cho con là việc cần phải suy nghĩ lại.  Hãy dạy cho con khả năng tự học, đó mới là chìa khoá. Không quan trọng bạn học cái gì, mà là bạn học như thế nào?
 
 
Bạn cần bắt đầu từ bản thân mình trước, tự giáo dục, tự đào tạo mình trước khi dạy con. Mình chưa biết được thế giới sẽ biến đổi như thế nào, làm sao mình lại dạy cho con cái mình đang biết. Liệu có phù hợp hay không?
 
Đó là chưa kể đến việc đứa con nó mượn bạn để ra đời, nó là con bạn nhưng không phải là của bạn. Nó đến với thế giới để học những bài học của nó, có thể không giống của bạn nên bạn không cần dạy, để nó tự học hoặc cuộc sống sẽ dạy nó. Be relax & enjoy life, mọi việc đã có Thượng Đế lo, hihi
 
Vậy mục đích của việc học là gì? Học để có SỰ TỰ DO. Tự do trong việc tiếp nhận kiến thức, tự do đi lại,  tự do trong chọn lựa công việc, tự do trong việc đưa ra quyết định mà không dựa vào số đông hoặc tham vấn của nhiều người…. Tự do là mục đích cao nhất của mọi việc học, và học tiếng Anh không là ngoại lệ.
 
Mình đọc đâu đó có câu: “Biết được một ngoại ngữ là sống thêm được một cuộc đời”. Mình nghĩ nó đúng, đọc được nghe được tiếng Anh bạn sẽ có có nhiều trải nghiệm của người khác mà dù mình có sống hết kiếp này và thêm nhiều kiếp nữa chưa chắc có được. Nó làm phong phú đời sống của bản thân rất nhiều, bạn sẽ có nhiều niềm vui mà không cần ai mang lại, tự bạn đã là niềm vui rồi. Tuy nhiên, giữa biết và trải nghiệm là hai điều khác nhau. Sự biết nó sẽ hỗ trợ và làm phong phú cho việc trải nghiệm và nó sẽ dẫn dắt mình khỏi lạc lối. Kiến thức là của người khác, nhưng khi được lọc qua bản thân bạn, qua trải nghiệm của bạn, nó trở thành trí tuệ của bạn. Mà trí tuệ của mỗi cá nhân là điều rất quý giá trong đời sống của mỗi cá nhân.
 
Vậy làm sao để có thể duy trì động lực học tiếng Anh?
 

 
 
Khi học cái bạn thích thì nó sẽ thôi thúc bạn từ bên trong để tìm hiểu sâu xa ngọn ngành vấn đề đó. Đó mới là động lực mạnh mẽ giúp bạn vượt qua các khó khăn trở ngại trong quá trình học. Mình có em trai mê đầu bếp Gordon Ramsay mà Lộc nghe hàng trăm video của ông và từ đó vốn tiếng Anh của em rất tốt, em nói như một người bản ngữ và có kiến thức chuyên sâu về nghề bếp mà bất cứ bạn nước ngoài nào đến làng Hama đều ngạc nhiên với vốn hiểu biết của em trong nghề bếp. Một đứa em trai khác của Hằng mê về kinh doanh nên thường xuyên nghe đọc các sách liên quan đến kinh doanh phục vụ công việc của em. Việc giỏi tiếng Anh giúp các em tự học cái mình thích và tự do lựa chọn cái các em đam mê.
Thêm nữa, các khoá học online của các trường hàng đâù thế giới, free. Chỉ cần máy tính nối mạng là bạn có thể học bất cứ nơi đâu. Cuộc cách mạng công nghệ sắp tới sẽ làm thay đổi toàn diện cách học. Việc sử dụng công nghệ lượng tử sẽ tạo ra chiếc máy tính có độ phân giải cực cao, độ trể cực thấp nên bạn chỉ cần có máy tính ngồi vào lớp như đang học online với Hằng là tương tác cùng học với các bạn khác trên toàn thế giới. Do vậy nếu bạn cần kiến thức thì nó mở ra cơ hội học tập cho mọi người một cách rất tiết kiệm. Tuy nhiên, việc đi du học có giá trị riêng của nó.
 
 

 
 
Vậy còn giao tiếp thì sao?
Một bí mật trong giao tiếp là: Giao tiếp là quá trình trao đổi năng lượng, chứ không phải trao đổi ngôn ngữ. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện, nó chỉ đóng vai trong 7% trong miếng bánh giao tiếp. 93% còn lại nó đến từ bên trong chính bạn, là năng lượng, trải nghiệm, sự hiểu biết của chính bản thân bạn. Vậy tại sao bạn phải dành quá nhiều thời gian cho 7% đó? Hãy dành thời gian 93% cho việc xây dựng kiến thức, tăng vốn hiểu biết về các mặt đời sống, khoa học, xã hội, tâm linh… Khi bạn có kiến thức nền tảng đó, bạn trở thành con người thú vị, khi đó việc giao tiếp diễn ra tự nhiên, không phiền phức, không rườm rà, không cần tuân thủ các quy tắc ngữ pháp… bạn vẫn có thể giao tiếp với người khác một cách hiệu quả bằng năng lượng và sự hiểu biết của mình. Bạn có đồng ý với mình không?
PHẦN 1: TẠI SAO MÌNH VIẾT
PHẦN 2: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ CẦN THIẾT
PHẦN 3: PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC
PHẦN 4: KHÔNG NÊN ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU
PHẦN 5: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 6: VIẾT IELTS – NÊN ĐỨNG TRÊN HAI CHÂN
PHẦN 7: VIẾT NHIỀU SẼ TIẾN BỘ DẦN
PHẦN 8: TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
PHẦN 9: HỌC PHÁT ÂM NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 10: HỌC TỪ VỰNG – NGHE- ĐỌC? 
PHẦN 11: HỌC NGHE VÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 12: HỌC VIẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?
PHẦN 13: HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌC SÁCH GÌ?
PHẦN 14 – CÁC KỶ THUẬT NHỎ TRONG PHÒNG THI
PHẦN 15: TÌNH THƯƠNG LÀ ĐỘNG LỰC CỦA MÌNH 
PHẦN 16: KINH NGHIỆM THI IELTS SPEAKING 7.5 CỦA HỌC TRÒ (CŨNG TÊN HẰNG)
PHẦN 17: TẠI SAO PHÁT ÂM QUAN TRỌNG NHƯNG ÍT ĐƯỢC DẠY?
PHẦN 18: HỌC TIẾNG ANH Ở PHILIPPIN: NÊN HAY KHÔNG?
PHẦN 19: BẠN PHẢI TRỞ THÀNH NGƯỜI THẦY CỦA CHÍNH MÌNH
PHẦN 20: ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CỦA BẠN LÀ GÌ?
PHẦN21: TẬP ĐỌC CHUẨN TỪ ĐẦU