Để thành công trong một việc nào đó, phương pháp không quan trọng bằng cách bạn tiếp cận vấn đề đó như thế nào. Việc tiếp cận vấn đề một cách đúng đắn và hợp lý sẽ quyết định việc bạn có thành công trong việc đó hay không.
Cách tiếp cận xưa nay của chúng là là không hoàn thiện, có nghĩa là mắc chổ nào thì giải quyết cái đó. Và thường cách giải quyết đó nó không đạt hiệu quả cao và không thể giải quyết vấn đề đến nơi đến chốn.
Ví dụ như đau cái đầu, đi chữa cái đầu, rồi nó chuyển xuống đau cái tay, sang chữa cái tay, tiếp nó nhảy xuống đau chân. Cái đó người ta hay nói là “lỗi hệ thống”. Khi cơ thể bị bệnh một bộ phần nào đó, là dấu hiệu báo rằng toàn bộ hệ thống có vấn đề, và nó biểu hiện ra đầu tiên ở bộ phận đó. Do đó việc chữa một bộ phận tạm ổn, nó sẽ chuyển sang đau bộ phận khác. Nâng cấp toàn bộ hệ thống là việc nên làm.
Để làm được, nó cần cách tiếp cận hệ thống, hay còn gọi là System Thinking. Có một bộ sách 7 tập tên System Thinking và quyển Dance with System các bạn có thể đọc để hiểu thêm về cách tiếp cận hệ thống.
Với tiếng Anh, hệ thống đó gồm bốn yếu tố cấu thành:

  1. Sức khoẻ
  2. Kiến thức
  3. Ngôn ngữ
  4. Cách diễn đạt

Bốn yếu tố này cần phát triển đồng thời thì mới đẩy khả năng sử dụng tiếng Anh của các bạn đi xa được. Mình sẽ phân tích từng yếu tố một.

  1. Sức khoẻ: Không có người nào yếu ớt, đặc biệt là yếu phần khí, âm lực yếu xìu yếu nhớt mà nói tiếng Anh đúng và hay được. Do đó luyện âm lực khí mạnh là điều rất quan trọng nếu muốn nói tiếng Anh đúng và hay. Xem thêm: Luyện khí để có âm lực mạnh.
  2. Kiến thức: Việc xem học tiếng Anh là học ngôn ngữ là cách tiếp cận sai ngay từ đầu. English is knowledge, not language. Khi đặt mục tiêu học tiếng Anh để giao tiếp như một ngôn ngữ là cách tiếp cận ngắn hạn, chẳng đi đến đâu. Học để lấy kiến thức, để có sự tự do cho bản thân mới dẫn các bạn đi được xa trong hành trình này. Xem thêm: Động lực học tiếng Anh của bạn là gì?
  3. Ngôn ngữ: Bây giờ mới học ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ tức phần spoken language cho chỉ chiếm 7% trong miếng bánh giao tiếp, nên không cần đầu tư quá nhiều cho nó. 92% còn lại nó đến từ ba cái kia. Do vậy để giao tiếp hiệu quả cần tối giản ngôn ngữ, sử dụng từ đơn giản, thật đơn giản. Điều quan trọng nhất là Pronunciation is everything!. Phải chuẩn từ âm trước, rồi tiếp đến là đọc cho chuẩn trước khi nói, đừng vội đi tắt đón đầu, nếu không, mọi nỗ lực sau đó đều vô nghĩa, bế tắc hoài.  Xem thêm: Tại sao phải học phát âm trước?
  4. Cách diễn đạt: Ở đây có hai điểm quan trọng, đó là: diễn đạt trong tiếng Anh cần trực diệnchi tiết. Chúng ta có thể thấy rằng cách diễn đạt trong tiếng Việt của mình có phần lòng vòng, một phần do văn hoá. Trong lãnh đạo gọi cái đó là high culture context. Do vậy khi muốn nói cái gì, bạn cần tập trung vào cái đó và nói nó rỏ ràng ngay từ đầu.

Tiếp nữa là sự chi tiết trong mô tả, và quan trọng là cảm xúc, suy nghĩ của các bạn đối với việc đó như thế nào. Hãy dùng cái đó để giao tiếp với người khác vì giao tiếp là quá trình trao đổi năng lượng chứ không phải trao đổi ngôn ngữ.
 
Với cách tiếp cận hệ thống vững vàng như cái bàn bốn chân này, mình chúc các bạn sẽ đi được xa.
 
Thân mến,
Hằng
 
Hamavillage, 14/3/2018
PHẦN 1: TẠI SAO MÌNH VIẾT
PHẦN 2: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ CẦN THIẾT
PHẦN 3: PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC
PHẦN 4: KHÔNG NÊN ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU
PHẦN 5: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 6: VIẾT IELTS – NÊN ĐỨNG TRÊN HAI CHÂN
PHẦN 7: VIẾT NHIỀU SẼ TIẾN BỘ DẦN
PHẦN 8: TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
PHẦN 9: HỌC PHÁT ÂM NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 10: HỌC TỪ VỰNG – NGHE- ĐỌC? 
PHẦN 11: HỌC NGHE VÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 12: HỌC VIẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?
PHẦN 13: HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌC SÁCH GÌ?
PHẦN 14 – CÁC KỶ THUẬT NHỎ TRONG PHÒNG THI
PHẦN 15: TÌNH THƯƠNG LÀ ĐỘNG LỰC CỦA MÌNH 
PHẦN 16: KINH NGHIỆM THI IELTS SPEAKING 7.5 CỦA HỌC TRÒ (CŨNG TÊN HẰNG)
PHẦN 17: TẠI SAO PHÁT ÂM QUAN TRỌNG NHƯNG ÍT ĐƯỢC DẠY?
PHẦN 18: HỌC TIẾNG ANH Ở PHILIPPIN: NÊN HAY KHÔNG?
PHẦN 19: BẠN PHẢI TRỞ THÀNH NGƯỜI THẦY CỦA CHÍNH MÌNH
PHẦN 20: ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CỦA BẠN LÀ GÌ?
PHẦN 21: TẬP ĐỌC CHUẨN NGAY TỪ ĐẦU
PHẦN 22: LUYỆN KHÍ ĐỂ CÓ ÂM LỰC MẠNH
PHẦN 23: TIẾP CẬN HỆ THỐNG KHI HỌC