Hồi sang Úc mấy tháng đầu mình vật lộn vì nói chẳng ai hiểu, mình stress gần như muốn buông tay. Sau khi đến gặp cô Jackie Venning chia sẻ với cô khó khăn đang gặp phải. Cô động viên đó là việc bình thường và dẫn mình đến Trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế. Nơi đó có các tình nguyện viên là người Úc nghĩ hưu hoặc sinh viên bản địa trong trường hỗ trợ sinh viên quốc tế các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ.
 
Trung tâm kết nối mình với Elene, sinh năm 88, lúc đó bạn mới xong chương trình Honour và làm tiếp tiến sỹ ngành Vật lý Vũ trụ ở Đại học Adelaide. Ba mẹ bạn gốc Đức, đều là bác sỹ. Elene thông minh, hiền lành, tốt bụng và hay cười.
 
Lúc mới đầu Elene hay dẫn mình ra sau sông Torrences, bọn mình hẹn 12h trưa thứ tư hàng tuần, hai đứa chọn một gốc cây to để ngồi, xong Elene đưa cho mình tờ giấy text tiếng Anh để mình tập đọc. Mình thắc mắc với Elene rằng cái mình yếu là nói thầy bạn không hiểu, nên mình cần cải thiện giao tiếp bằng cách nói chuyện với Elene chứ?
 
Elene điềm tĩnh trả lời: “Hằng cần đọc đúng trước khi nói, khi đọc đúng thì nói mới đúng được”. Cứ thứ 4 hàng tuần Elene in một bài cho mình luyện đọc trong suốt 6 tháng. Sau đó hai đứa mới đi ăn trưa với nhau, lúc đó Elene mới nói chuyện và giúp mình giao tiếp, nói.
 
Hồi đó mình miễn cưỡng làm theo vì Elene là cô giáo mình. Chỉ khi coach cho học trò gần 5 năm nay, mình mới thấm thía điều Elene dạy.
 
Khi học lớp 1, bọn mình được học 24 chữ cái, xong ghép âm ra từ ca, cà, cá, cả, cả, cạ. Xong rồi mới tập đọc từ ghép: cái ca, con cá, qủa cà… rồi mới đọc những câu ngắn, rồi lên lớp 5 mới học tiếp câu phức vẫn cảm thấy khó nhai.
 
Lên lớp 6, chỉ những bạn học khá mới có khả năng giơ tay phát biểu trước lớp, giao tiếp và trao đổi ý kiến của mình.
Như vậy mình có 5 năm để học tập đọc ròng rã, và đó là môn học quan trọng trong chương trình tiểu học.
 
Vậy tại sao mình không tiếp cận như vậy trong việc học tiếng Anh?
Bước 1: Sau khi học phát âm, tiếp theo cần đọc từ cho đúng, đọc cụm cho chuẩn, xong qua đọc câu cho lưu loát.
Bước 2: Giai đoạn hai chuyển qua tích luỹ từ vựng, cấu trúc, ngữ pháp, dịch xuôi, dịch ngược. Học viên Líu Lưỡi sau khi hoàn thành chương trình coach 30h, được chuyển sang thực hành Luca System trong ba tháng để tích luỹ và thuần thục các kỹ năng này trước khi giao tiếp.
Bước 3: Tiếp theo mới qua giao tiếp, thuyết trình phục vụ công việc.
Bước 4: Tích luỹ thêm thời gian nữa mới qua luyện thi các chứng chỉ quốc tế để đi du học.
Quy trình học ngôn ngữ mình tích luỹ qua gần 5 năm coach cho học trò từ Zero to Master là vậy. Các bạn có thể tự học theo quy trình này. 
Sắp tới mình xuất bản quyển: Nói Tiếng Anh cho cả thế giới hiểu, mình sẽ tập trung phân tích và có phương pháp làm cụ thể cho nó.
 
Những đứa trẻ lớn lên ở Anh, Mỹ thì môn tập đọc ở trường rất quan trọng cho bậc mầm non và tiểu học từ 2-13 tuổi. Học ngôn ngữ giống đứa trẻ là giống như vậy, chứ không phải chỉ hóng hớt nghe không, nó rất chậm và mất thời gian, chẳng đi đến đâu.
Các bạn có thể google từ khoá Reading Program for Primary Schools/Students là ra hàng loạt chương trình và tài liệu. Không phải ngẫu nhiên mà chương trình Razkids luyện môn đọc cho học sinh tiểu học nó nổi tiếng, làm mưa làm gió trên thế giới và ở cả Việt Nam như vậy.
Người lớn có thể bắt chước trẻ con ở điểm này: Dành nhiều thời gian cho việc tập đọc, đọc thuần thục trước, rồi nói sẽ đi sau, một cách tự nhiên như nhai cơm xong thì nuốt.
 
Chúc các bạn năm mới có nhiều kiên trì để thành công trong việc học tiếng Anh
 
Hamavillage, 20/2/2018
 
PHẦN 1: TẠI SAO MÌNH VIẾT
PHẦN 2: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ CẦN THIẾT
PHẦN 3: PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC
PHẦN 4: KHÔNG NÊN ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU
PHẦN 5: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 6: VIẾT IELTS – NÊN ĐỨNG TRÊN HAI CHÂN
PHẦN 7: VIẾT NHIỀU SẼ TIẾN BỘ DẦN
PHẦN 8: TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
PHẦN 9: HỌC PHÁT ÂM NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 10: HỌC TỪ VỰNG – NGHE- ĐỌC? 
PHẦN 11: HỌC NGHE VÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 12: HỌC VIẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?
PHẦN 13: HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌC SÁCH GÌ?
PHẦN 14 – CÁC KỶ THUẬT NHỎ TRONG PHÒNG THI
PHẦN 15: TÌNH THƯƠNG LÀ ĐỘNG LỰC CỦA MÌNH 
PHẦN 16: KINH NGHIỆM THI IELTS SPEAKING 7.5 CỦA HỌC TRÒ (CŨNG TÊN HẰNG)
PHẦN 17: TẠI SAO PHÁT ÂM QUAN TRỌNG NHƯNG ÍT ĐƯỢC DẠY?
PHẦN 18: HỌC TIẾNG ANH Ở PHILIPPIN: NÊN HAY KHÔNG?
PHẦN 19: BẠN PHẢI TRỞ THÀNH NGƯỜI THẦY CỦA CHÍNH MÌNH
PHẦN 20: ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CỦA BẠN LÀ GÌ?