Mình đã định viết về hành trình học tiếng Anh và kinh nghiệm apply học bổng khi biết tin được học bổng Năng lực lãnh đạo (ALA) của chính phủ Úc. Nhưng phần thì lúi búi chuẩn bị khăn gói quả mướp vượt đại dương, phần lại muốn kiểm nghiệm thêm một thời gian nữa …cho đến hôm nay – khi đã hoàn thành chương trình thạc sỹ về Tăng trưởng Xanh và Phát triển bền vững, ngẫm nghĩ và rút ra được một số điều trong quá trình học tiếng Anh, mình muốn chia sẻ với các bạn với mong muốn các bạn đi xa hơn, nhanh hơn và ít vấp váp hơn mình. Và hơn hết, mình muốn nhắn nhủ: nếu bạn có ước mơ/đam mê gì đó, hãy bắt tay vào làm và kiên trì thực hiện từng bước một, bởi vì “nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
Kinh nghiệm học tiếng Anh, luyện thi IELTS, apply học bổng và học tập ở nước ngoài có rất nhiều. Chỉ cần google với các từ khóa “kinh nghiệm luyện thi IELTS” “kinh nghiệm học tiếng Anh”,….sẽ có rất nhiều bài viết của các bạn đi trước đúc kết lại, dành thời gian để đọc và note lại những ý kiến hay thì cũng hòm được kha khá làm vốn lận lưng để khỏi bở ngỡ về phương pháp. Tuy nhiên trong quá trình luyện thi và apply học bổng sẽ có rất nhiều khó khăn và vấp váp, có người vượt qua được và đi tiếp, có người phải bỏ cuộc chơi. Những khó khăn đó là gì, làm thế nào để vượt qua những khó khăn này để đi đến đích? Một loạt bài viết của mình về chủ đề này sẽ lần lượt lột tả những vấn đề đó.
Đây là một bài chia sẻ của Hằng
Khả năng Anh văn của mình lúc bắt đầu: Học nhiều nhưng vẫn mất căn bản.Những kinh nghiệm của mình có lẽ phù hợp cho những bạn không được học Anh văn bài bản từ hồi phổ thông nhưng vẫn khát khao học và sử dụng được tiếng Anh.
Mình bắt đầu học tiếng Anh từ hồi lớp 6. Cô giáo mình vừa mới tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Quảng Trị, dáng cao, tóc dài, đẹp mộng mơ, viết trên bảng chi chít chữ. Mình nhớ như in các buổi học tiếng Anh đầu tiên, ngồi viết lại các phiên âm mà y chang ngồi vẽ nốt nhạc, khó kinh !!!. Rồi lên lớp 8, ba mình cho đi học tiếng Anh Headway A buổi tối. Ba mình nói con phải giỏi tiếng Anh mới có tương lai, mình hăm hở đi học dẫu không biết cái “tương lai” nớ a răng. Đơn giản là miềng thần tượng ba miềng nên ba nói làm cái chi là miềng làm theo mà không cần biết lý do.
Lên cấp 3, chương trình tiếng Anh hệ 7 năm khó như ma, điểm kiểm tra toàn vớt vát 6 với 7. Chương trình Anh văn Đại học dễ hơn cấp 3 nên mình lại nổi. Trước thi học kỳ, mình hay “gia sư” cho các bạn trước khi thi và chuẩn bị thi lại. Trong suốt thời gian cấp 2,3, Đại học lúc nào cũng học Ngữ pháp tiếng Anh hết: thì hiện tại, quá khứ, tương lai, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành…. Cú pháp mình thuộc răm rắp, đặt câu tạm tạm, nhưng viết hay nói một đoạn vận dụng các thì này thì mình rối, không làm được.
Vậy là sau tròn 10 năm học Anh văn, thi đầu vào của mình là cấp độ 4, khoảng 4 điểm IELTS với khả năng phát âm kinh hoàng, không ai hiểu nổi, nghe hội thoại không điền được vì không hiểu người ta nói cái chi dù nghe rõ mồn một từng từ. Tóm lại mình phải bắt đầu từ đầu. Mà bắt đầu từ tờ giấy trắng còn dễ hơn là bắt đầu từ tờ giấy viết nhiều nhưng sai tè le, phải tẩy cái sai đó và viết lại, gian nan lắm.
Khi mình động viên các bạn học AV thì các bạn nói tại mình có kiến thức sẵn rồi nên bắt đầu dễ. Thực ra không phải như vậy, biết mà biết sai còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với chưa biết và bắt đầu học mới từ đầu.Xác định tư tưởng: thi được IELTS 6.5 là một việc khó nhưng ai cũng có thể làm được miễn có quyết tâm. Giới hạn duy nhất chính là suy nghĩ của chính bản thân mình. Nếu mình tự tin vào bản thân sẽ làm được, thì không có gì có thể cản trở được hết.
Hầu hết các trường ĐH và chương trình học bổng đều chấp nhận IELTS 6.5, không có môn nào dưới 6 để cấp thư nhập học và cấp học bổng cho sinh viên. Phương pháp học mỗi người mỗi kiểu, kiểu nào cũng được, miễn là mình thích phương pháp đó thì cứ làm. Làm một thời gian nếu không thích nữa thì chuyển sang phương pháp khác.
Phương pháp này thành công cho người khác chứ chưa chắc đã tốt với mình. Nhưng đã chọn phương pháp nào thì nên kiên trì áp dụng một thời gian khoảng 1 -2 tháng xem thế nào, vượt qua được giai đoạn này, mình sẽ biết được mình cần cái gì cho thời gian tiếp theo.
Trong số những người muốn học Anh văn, chỉ có 10-20% vượt qua được giai đoạn 1-2 tháng đầu, và đây chính là những người có khả năng đi đến đích cao. Giống như đẩy một tảng đá vậy, đầu tiên mình sẽ mất rất nhiều sức, nhưng khi hòn đá đã lăn, mình sẽ ít dùng sức hơn. Học AV cũng vậy, khó khăn nhất là vượt qua được giai đoạn thử thách ban đầu, khi có đà thì sẽ thấy dể thở dần dần và chuyển sang thích học.
PHẦN 1: TẠI SAO MÌNH VIẾT
PHẦN 2: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ CẦN THIẾT
PHẦN 3: PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC
PHẦN 4: KHÔNG NÊN ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU
PHẦN 5: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 6: VIẾT IELTS – NÊN ĐỨNG TRÊN HAI CHÂN
PHẦN 7: VIẾT NHIỀU SẼ TIẾN BỘ DẦN
PHẦN 8: TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
PHẦN 9: HỌC PHÁT ÂM NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 10: HỌC TỪ VỰNG – NGHE- ĐỌC?
PHẦN 11: HỌC NGHE VÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 12: HỌC VIẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?
PHẦN 13: HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌC SÁCH GÌ?
PHẦN 14 – CÁC KỶ THUẬT NHỎ TRONG PHÒNG THI
PHẦN 15: TÌNH THƯƠNG LÀ ĐỘNG LỰC CỦA MÌNH
PHẦN 16: KINH NGHIỆM THI IELTS SPEAKING 7.5 CỦA HỌC TRÒ (CŨNG TÊN HẰNG)
PHẦN 17: TẠI SAO PHÁT ÂM QUAN TRỌNG NHƯNG ÍT ĐƯỢC DẠY?
PHẦN 18: HỌC TIẾNG ANH Ở PHILIPPIN: NÊN HAY KHÔNG?
PHẦN 19: BẠN PHẢI TRỞ THÀNH NGƯỜI THẦY CỦA CHÍNH MÌNH
PHẦN 20: ĐỘNG LỰC HỌC TIẾNG ANH CỦA BẠN LÀ GÌ?
PHẦN 21: TẬP ĐỌC CHUẨN NGAY TỪ ĐẦU
PHẦN 22: LUYỆN KHÍ ĐỂ CÓ ÂM LỰC MẠNH
PHẦN 23: TIẾP CẬN HỆ THỐNG KHI HỌC
PHẦN 24: CÁCH HỌC TỪ VỰNG
[url=https://dexamethasonetabs.online/]how much is dexamethasone 4 mg[/url] [url=https://cialissup.online/]buy cialis online without a prescription[/url] [url=https://cialistpill.online/]cialis online visa[/url] [url=https://cialisamed.online/]where to get cialis prescription[/url] [url=https://tadalafilvv.online/]tadalafil 15mg[/url] [url=https://viagratrm.online/]order viagra canada[/url] [url=https://modafinilxc.online/]modafinil for sale uk[/url] [url=https://viagraxpro.online/]viagra tablet 25 mg[/url]