Sẽ rất khó nếu như tách việc học từ vựng ra khỏi việc nghe và đọc. 

 Ngoài ra, mình cũng bắt đầu học đọc các bản tin trên BBC và CNN để tăng vốn từ vựng. Hồi đó mình có 1 quyển sổ Vocab, chia thành nhiều mục khác nhau như: politics, science, environment, education, sports…. Với mỗi từ, mình lại chia ra thành N, V, Adj, kèm theo ví dụ, 2 ngày lại mang ra xem 1 lần cho nhớ. Vì sao mình làm vậy? Vì mình nhận thấy các bản tin thường sử dụng văn phong và từ ngữ giống nhau, đọc 1 vài lần sẽ nhớ được nghĩa, từ sau cứ gặp thấy là biết ngay k cần tra từ điển. Tuy nhiên, hồi đấy lượng từ mới quá nhiều, có lúc cảm thấy nản kinh khủng vì tiêu hóa k nổi. Sau này khi sang học ở Úc, được học về văn phong báo chí, mình mới phát hiện ra sai lầm của mình hồi xưa khi cứ cố sống cố chết đọc các bài báo trên BBC & CNN.
 
Lí do là vì các trang này hướng tới đối tượng có trình độ học vấn cao nên cách sử dụng ngôn ngữ phức tạp và văn hoa, nếu k có khả năng ngôn ngữ tốt, đọc 1 lúc sẽ thấy đầu óc quay cuồng, k tải được hết. Với những bạn mới bắt đầu học, vốn từ vựng chưa cao thì tốt nhất k nên đọc bài trên 2 trang này, thay vào đó, mình thấy nên đọc những trang dễ hiểu, đã được giản lược như Speacial VOA, hoặc nếu muốn đọc BBC thì nên vào trang BBC Learning English, mục Words in the News. Thêm 1 trang nữa của Đài ABC Úc là Behind the News
Các bài viết trong các trang này thường được viết với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, dành cho những ai học TA như ngôn ngữ thứ 2. Ngoài ra còn có cả voice để mình luyện nghe luôn nữa.
Mình cũng khuyên các bạn là không nên tham lam, nhảy vào nghe ngay nếu bạn chưa thực sự có vốn từ vựng tốt. Ngày xưa mình cũng đã từng rất stress vì nghe k hiểu các bản tin, về sau nhận ra là đến lúc đọc script mình còn không hiểu thì sao nghe hiểu được. Thế nên phải luyện từng bước, bắt đầu từ đọc hiểu script trước, sau đó mới nghe. Về sau vốn từ vựng tốt, mình đổi lại cách học: NGHE – CHÉP LẠI SRCIPT – SO SÁNH VỚI BẢN SCRIPT ĐƯỢC CUNG CẤP. Cách học này sẽ có hiệu quả rất lớn khi bạn học IELTS sau này, giúp bạn bắt nhanh được từ cần điền và nghe hiểu cũng chính xác hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ học được nhiều cách diễn đạt nghe “Tây” hơn từ văn phong của các bài báo, giúp cải thiển khả năng viết lách.
 
Bạn nào có thời gian rảnh có thể tới British Council hoặc American Center để mượn sách, truyện bằng TA để đọc thêm. Hồi xưa mình vì nhà xa, nên chỉ mượn ít truyện tiểu thuyết của thư viện khoa. Hồi đấy mình đọc được hết quyển Wuthering Heights của Emily Brontë và Lord of the Ring, đọc xong thì cũng biết thêm khá nhiều về cách hành văn và ngôn ngữ cổ. Tuy nhiên, mình recommend là nên chọn tiểu thuyết nhẹ nhàng, dễ đọc, kiểu tình yêu hoặc k thì Harry Potter là chuyện bạn đã đọc bằng TV và đã xem film, điều này sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi hấp thụ các từ mới.
 
Chuyện thi IELTS
Học thi IELTS là một chuyện hoàn toàn khác với học Tiếng Anh. Theo quan điểm của mình, nếu bạn nào có ý định học IELTS chỉ để tăng khả năng TA có lẽ sẽ thất vọng. Để đạt được điểm cao trong kì thi IELTS, bạn phải nắm được kĩ năng làm bài thi (test skills). Những ai chưa đạt được mức điểm mà mình mong muốn, phần lớn là do chưa biết cách làm bài thi và chưa biết cách phân bổ thời gian cho từng phần. Một số bạn có hỏi, để được mức điểm khoảng 6.5 hay 7, 7.5 thì cần bao nhiêu thời gian?
 
Cái này tùy vào khả năng của mỗi người, nhưng mình có nhớ đọc ở đâu đó rằng, theo nghiên cứu của Hội Đồng Anh, để tăng được 0.5 band điểm bạn cần ít nhất 200h luyện tập, nếu mỗi ngày bạn bỏ ra 4h để học, thì sau khoảng gần 2 tháng, bạn sẽ nâng được 0.5 tổng điểm của mình. Vì vậy, cần phải có mục tiêu và kế hoạch học rất rõ ràng.
Một khi bạn đã quyết định học IELTS thì phải xác định mình phải được mức điểm thế này để đi du học hoặc làm gì đó. Đừng học theo kiểu học cho biết, học để nâng cao khả năng tiếng Anh. Mình dám chắc rằng nếu các bạn học nửa vời như thế, sẽ k thể nào có kết quả như ý.
 
 
PHẦN 1: TẠI SAO MÌNH VIẾT
PHẦN 2: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ CẦN THIẾT
PHẦN 3: PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC
PHẦN 4: KHÔNG NÊN ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU
PHẦN 5: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 6: VIẾT IELTS – NÊN ĐỨNG TRÊN HAI CHÂN
PHẦN 7: VIẾT NHIỀU SẼ TIẾN BỘ DẦN
PHẦN 8: TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
PHẦN 9: HỌC PHÁT ÂM NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 10: HỌC TỪ VỰNG – NGHE- ĐỌC? 
PHẦN 11: HỌC NGHE VÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 12: HỌC VIẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?
PHẦN 13: HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌC SÁCH GÌ?
PHẦN 14 – CÁC KỶ THUẬT NHỎ TRONG PHÒNG THI
 

Cheers
Hằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *