Không nên “đi tắt đón đầu”, đốt cháy giai đoạn khi luyện IELTS
Một sai lầm rất lớn của mình lúc luyện IELTS là bắt cứ cầm quyển đề IELTS Cambridge ra làm, nghe hoài không lên, đọc hoài không lên, chỉ làm cho mình đuối thêm và nghi ngờ về năng lực học của chính bản thân mình. Sau hai tháng ròng rã theo luyện bộ sách này mà không có kết quả, mình quyết định bỏ, chuyển hướng sang những bài nghe dễ hơn trong sách Listen In 2,3; đọc các mẫu báo nhỏ, mẫu quảng cáo, đọc truyện ngắn, đơn giản.
Sau 1 tháng làm như vậy, quay lại giải đề trong quyển Cambridge, điểm số tăng gấp đôi. Sau đó mình nghe các quyển đề thi IELTS nhưng dễ hơn như IELTS preparation, IELTS on track, IELTS listening. Dần dần như vậy, một tháng trước khi thi mới quay lại làm bộ đề của Cambridge. Kinh nghiệm rút ra: khi thấy phương pháp học hiện tại chưa hiệu quả, quay về học cái đơn giản hơn, cấp thấp hơn rồi trở lại với các phương pháp khác. Bởi vì IELTS nó đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ nên kiến thức nền rất quan trọng, không có kiến thức này thì khó đạt điểm cao trong IELTS.
Và sai lầm của mình lúc học là chăm chú vào đạt điểm cao trong IELTS mà không đầu tư vào xây dựng kiến thức nền tảng, nên mình đã thất bại, mất nhiều thời gian cho việc chỉnh sửa này. Mình liên tưởng đến quy luật chất và lượng trong triết học, cứ từng bước xây dựng nền tảng tiếng Anh trên cả 4 kỹ năng, khi tích lũy khá cứng rồi chuyển qua luyện các bộ để IELTS sẽ nhanh hơn, không nên làm ngược lại. Nếu không, cứ thi hoài điểm khó mà lên được, khi bị thiếu môn này, khi bị thiếu môn khác vì chưa đủ lượng để tạo ra bước nhảy dẫn đến thay đổi về chất-thể hiện ở điểm thi IELTS.
PHẦN 1: TẠI SAO MÌNH VIẾT
PHẦN 2: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ CẦN THIẾT
PHẦN 3: PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC
PHẦN 4: KHÔNG NÊN ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU
PHẦN 5: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 6: VIẾT IELTS – NÊN ĐỨNG TRÊN HAI CHÂN
PHẦN 7: VIẾT NHIỀU SẼ TIẾN BỘ DẦN
PHẦN 8: TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
PHẦN 9: HỌC PHÁT ÂM NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 10: HỌC TỪ VỰNG – NGHE- ĐỌC?
PHẦN 11: HỌC NGHE VÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 12: HỌC VIẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?
PHẦN 13: HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌC SÁCH GÌ?
PHẦN 14 – CÁC KỶ THUẬT NHỎ TRONG PHÒNG THI