Kỹ năng nói và viết IELTS: luôn luôn “đứng trên hai chân”

Phần hai bài viết và phần 3 bài nói thường yêu cầu thí sinh đưa ý kiến cá nhân của mình về một vấn đề nào đó. Để đạt 6.0 trở lên điểm viết và nói, nhất định mình phải có quan điểm (argument) riêng của riêng mình. Thiếu cái này thì dù bài viết có hay đến mấy, khó mà đạt được điểm 6. Đưa ra quan điểm của chính mình đối với một cấn đề xã hội nào đó rất khó bởi vì từ nhỏ mình toàn được đào tạo theo phương pháp học thuộc rồi trả bài, ít đưa ra ý kiến chủ quan của mình và dùng lý lẽ mạnh để bảo vệ nó. Vậy làm thế nào để phát triển khả năng này?.
Mình search trên google với các key words là đề bài rồi đọc và note lại những ý, quan điểm mà mình thích và ủng hộ. Khi đọc báo, có ý gì hay thì ghi lại, hoặc trong quá trình làm bài đọc hay nghe nếu thấy có ý chi hay cũng note lại. Ghi vào một sổ phát triển từ vựng theo các chủ đề, phát triển vốn từ vựng, sau đó tự đặt câu và viết thành đoạn. Việc này mất rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì, nhưng đó là cách rất tốt để hệ thống lại những cái mình đã học, rất hữu ích trong việc phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh.
Có hai lý do mình nên viết và nói ở thể đứng hai chân: phân tích một vấn đề, quan điểm trên cả hai mặt tốt và xấu.
+ Thứ nhất: Khi viết và nói dùng hai chân như vậy, mình sẽ viết được dài và nhiều, đảm bảo đủ 250 từ cho tast 2. Nếu viết dư vừa phải thì không bị trừ điểm nhưng nếu thiếu từ thì bị trừ điểm.
+ Thứ hai: Giáo dục phương Tây nói chung khuyến khích sinh viên suy xét sự việc/hiện tượng trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cái này nó làm nền tảng cho critical thinking, một kỹ năng rất quan trọng để thành công trong môi trường học thuật phương Tây.
-Không nên học theo các bài viết và bài nói được điểm cao trên mạng và trong sách (vì những bài này trình quá cao, do các examiner hoặc các bạn thi điểm cao viết), mà cứ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình theo cách bình thường, tự nhiện, sức mình đến đâu dùng đến đấy: sử dụng các điểm ngữ pháp thông dụng, dùng nhiều thì hiện tại hoàn thành, sử dụng cấu trúc câu câu đơn và câu phức với các đại từ quan hệ (who, whom, which, that) để làm câu dài ra.
Về cấu trúc bài viết: Lập một sườn bài cho tast 2: mở bài có mấy câu, thân bài có hai đoạn, mỗi đoạn có mấy câu, mấy ý?. Chuẩn bị cho mình một số mẫu câu thông dụng dùng trong phần này đến lúc phát đề may ra viết mới kịp. Chú ý dùng nhiều các liên từ (trong bài thi IELTS được khuyến khích dùng nhiều nhưng khi đi học làm assignment hoặc viết luận văn thì không nên dùng liên từ nhiều. Các thầy cô hay gọi đấy là “Hội chứng IELTS”). Những kỹ thuât đơn giản này có thể giúp bạn đạt điểm viết và nói ít nhất là 6.
Đầu vào và đầu ra
Một điểm quan trọng nữa là đầu vào (input): nghe, đọc nhiều thì đầu ra (output): viết, nói theo đó cũng nhiều lên. Do vậy muốn nói và viết tốt thì phải tăng cường nghe và đọc để lấy thông tin. Hai quá trình này bổ sung qua lại cho nhau và nên làm song song. Nghe không chỉ có các đề trong sách luyện thi IELTS mà nghe từ nhiều nguồn khác nhau để lấy ý tưởng cho bài viết và bài nói. Hơn nữa accent trong các đề luyện IELTS là giọng Anh chuẩn, nếu mình chỉ nghe giọng này thì khi có giọng Úc hay giọng Mỹ, mình sẽ bị khớp.
Trường hợp này hay gặp trong phần 1 bài nghe, câu hỏi dễ, yêu cầu dễ nhưng chỉ cần giọng Úc hay Mỹ nói thì mình hay bị khớp vì thấy lạ. Mà khớp phần 1 nếu không lấy lại bình tĩnh nhanh chóng thì 3 phần nghe sau rất dễ bị đứt. Vì vậy nghe giọng Úc trên Behind The News, nghe giọng Mỹ ở VOA và nghe giọng Anh ở BBC. Down các bài nghe trên các kênh này về, trộn lẫn với nhau rồi nghe dần dần cho quyen với các accent.
Khi luyện nghe mình hay nghe bằng tai phone cho tập trung, nhưng trước khi đi thi một tháng thì nên mở loa ngoài ra nghe cho quen. Hình như ở trong Sài Gòn Hội đồng thi cho đeo tai phone, còn ở Đà Nẵng thì mở loa, vẫn rõ ràng nhưng nếu không làm quen trước cộng thêm tâm lý căng thẳng cũng rất dễ bị khớp.
PHẦN 1: TẠI SAO MÌNH VIẾT
PHẦN 2: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ CẦN THIẾT
PHẦN 3: PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC
PHẦN 4: KHÔNG NÊN ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU
PHẦN 5: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 6: VIẾT IELTS – NÊN ĐỨNG TRÊN HAI CHÂN
PHẦN 7: VIẾT NHIỀU SẼ TIẾN BỘ DẦN
PHẦN 8: TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
PHẦN 9: HỌC PHÁT ÂM NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 10: HỌC TỪ VỰNG – NGHE- ĐỌC?
PHẦN 11: HỌC NGHE VÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 12: HỌC VIẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?
PHẦN 13: HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌC SÁCH GÌ?
PHẦN 14 – CÁC KỶ THUẬT NHỎ TRONG PHÒNG THI
————————-
Ở Sài Gòn, muốn được Hằng trực tiếp tư vấn Phương pháp học Tiếng Anh, Luyện thi IELTS, apply học bổng và Du học
Đăng ký vào link này, Hằng sẽ sắp xếp thời gian tư vấn riêng cho các bạn
————————————