tích tiểu thành đại, chắc chắn là như vậy
tích tiểu thành đại, chắc chắn là như vậy

Luyện viết, nhất là tast 2 cũng đòi hỏi kiên nhẫn như môn nghe vậy. Cái khó nhất trong môn viết là thiếu ý tưởng và cách để đắp lỗ hổng này là đọc nhiều và nghe nhiều. Khi luyện một tuần mình viết 2-3 bài, đến đoạn gần thi thì mỗi ngày viết một bài. Viết xong đưa cô giáo sửa, thường cô sửa không nhiều ngoài các mạo từ vì mình viết dỡ quá. Cách sửa tốt nhất chỉ có đường viết lại, mà viết lại thì cô không có thời gian. Nên đến khi cô trả bài cho mình, cô trả một xấp khoảng chục bài trong sự trầm trồ than phục của bạn cùng lớp, chỉ có cô với mình mới biết mình viết dở như thế nào, hề hề. Nhưng kệ, mình cứ viết và cứ như vậy, khả năng viết cũng cài thiện dần dần.
 
Sau này mình mới biết khi tăng số lượng thì chất lượng cũng cải tiến theo. Đó là phương châm trong đào tạo tiến sỹ của một số nước mình biết: Hàn, Nhật…Cứ làm cật lực, xuất bản paper càng nhiều càng tốt, chất lượng paper cũng theo đó dần dần tăng lên theo số lượng. Vậy nên cứ viết, viết và viết liên tục thì khả năng viết sẽ theo đó cải thiện. Nhưng đặt mục tiêu thì dễ mà đạt được mục tiêu mới khó. Để theo được mục tiêu, mình có một nguyên tắc là “trung thực với chính bản thân mình”, nghĩa là khi mình đã hứa thì nhất định phải làm, nếu không làm thì có cảm giác tội lỗi với chính mình, giống như tội lừa dối với chính bản thân mình vậy.
 
Khi đặt ra nguyên tắc như vậy nếu mình không thực hiện thì tự hỏi mình: mình không trung thực với chính bản thân mình, không tôn trọng lời hứa với chính bản thân mình thì còn ai tôn trọng mình? Mình sợ cảm giác đó nên buộc phải làm. Và khi vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu (khoảng 20 bài viết) thì các bài sau viết dễ hơn nhiều. Trong suốt giai đoạn luyện thi mình viết khoảng hơn 100 bài. Nếu có ý tưởng thì viết lại các bài đã viết, mình tiến bộ dần dần theo cách đó.
 
Nhìn cái đề thì rất khó mà có ý tưởng để viết, nhưng hãy đặt bút xuống, gạch vài dòng chia làm hai đoạn tương ứng với hai vấn đề. Mỗi vấn đề phân tích cả hai mặt tốt/xấu, đúng/sai. Như vậy phần thân bài sẽ có 4 ý tương ứng với hai đoạn. Tiếp đó phân tích tại sao lại có 4 ý đó và cho ví dụ. Như vậy phần thân bài coi như xong. Phần mở bài và kết luận cứ theo một kiểu chung đã được soạn trước ở nhà. Khi làm được như vậy thì vào phòng thi mới viết kịp cả hai bài trong vòng 50 phút, còn lại 10 phút để sửa lỗi chính tả.
 
Tóm lại, mình xác định IELTS 6.5 không phải là việc dễ (nhất là với mình, mất kiến thức căn bản, bắt đầu từ tờ giấy viết nhiều nhưng sai, phải tẩy đi để viết lại) nhưng là việc có thể làm được. Để làm được cần có thời gian, phương pháp, trình tự và quan trọng nhất là ý chí. “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”. Mình chúc các bạn có thật nhiều nghị lực để vượt qua những khó khăn trong quá trình học, theo đuổi ước mơ du học của bạn, cho bạn và cho gia đình các bạn.
 
PHẦN 1: TẠI SAO MÌNH VIẾT
PHẦN 2: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ CẦN THIẾT
PHẦN 3: PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC
PHẦN 4: KHÔNG NÊN ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU
PHẦN 5: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 6: VIẾT IELTS – NÊN ĐỨNG TRÊN HAI CHÂN
PHẦN 7: VIẾT NHIỀU SẼ TIẾN BỘ DẦN
PHẦN 8: TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
PHẦN 9: HỌC PHÁT ÂM NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 10: HỌC TỪ VỰNG – NGHE- ĐỌC? 
PHẦN 11: HỌC NGHE VÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 12: HỌC VIẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?
PHẦN 13: HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌC SÁCH GÌ?
PHẦN 14 – CÁC KỶ THUẬT NHỎ TRONG PHÒNG THI
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *