Quỳnh - Endevour 2012 là cô gái nghị lực, nhiệt tình và rất đáng yêu
Quỳnh – Endevour 2012 là cô gái nghị lực, nhiệt tình và rất đáng yêu

Từ phần 9 trở đi là chia sẻ của Quỳnh, Endeavour 2011, Úc. Người được mình truyền cảm hứng để chia sẻ.

Bài của mình và của Quỳnh hợp lại thành song kiếm hợp bích 🙂
Vì sao mình viết chia sẻ này?
Thực ra, mình thi IELTS cũng lâu lâu rồi, có vài lần định ngồi viết 1 cái note chia sẻ ít kinh nghiệm ăn, ngủ, vật IELTS nhưng chưa thực hiện được. Hôm qua ngồi đọc note của chị Hằng Đào – người được học bổng ALA 2011, có chị truyền cảm hứng, cộng thêm việc năm nay khoa TA của Viện ĐH Mở có thay đổi khi áp chuẩn IELTS ra trường đối với sinh viên năm cuối làm nhiều bạn lo lắng, mình nghĩ có lẽ nên chia sẻ chút kinh nghiệm, biết đâu sẽ giúp ích cho những bạn đang vật vã với Tiếng Anh và IELTS. Mình thi IELTS đợt tháng 1 được 7.5 (L: 8.0, R: 8.0, W: 7.0, S: 7.0), thời gian chuẩn bị cũng k có nhiều vì bận rộn quá nhiều việc riêng.
Câu chuyện học TA của mình:
Trước khi vào học ĐH, trình độ TA của mình cũng k đến nỗi tệ, nhưng chỉ khá mỗi phần ngữ pháp. Điều này cũng dễ hiểu vì chương trình học ở phổ thông gần như chỉ tập trung vào làm các bài tập ngữ pháp phức tạp. Ngoài ra, mình hoàn toàn k hề có khái niệm gì về nghe, nói, đọc, viết. Vẫn còn nhớ năm thứ nhất ĐH, vừa ở quê lên HN học, mình rất choáng với khả năng nghe và nói của các bạn cùng lớp.
 
Đợt đấy, bọn mình bắt đầu làm quen với giáo trình nghe như “Let’s Listen” và nói “True to Life” khá dễ, cả lớp gần như nghe được hết nhưng mình thì k nghe được 1 tý gì. Khả năng nói của các bạn cũng tốt hơn mình rất nhiều, có thể áp dụng các cấu trúc ngữ pháp đã học để nói. Cảm giác thua kém các bạn làm mình buồn kinh khủng, lúc đấy nhận ra là phải thay đổi cách học nếu k muốn bị tụt lùi.
1. Học Ngữ Âm :
Trong học kì 1, bọn mình được học về Ngữ âm, quyển “Pronunciation in Use”, do cô Vân Đông dạy. Nhờ có những bài học về ngữ âm, mình mới phát hiện ra nguyên nhân mình nghe kém là do phát âm sai, nên khi nghe k hiểu người ta nói gì, cũng như khi mình nói người ta k hiểu. Theo mình, ngữ âm dóng vai trò rất quan trọng trong việc bắt đầu học các kĩ năng TA, nếu biết và phân biệt đúng ngay từ đầu các cặp âm dễ nhầm, về sau, học sẽ rất nhàn, và cải thiện đáng kể khả năng nghe và nói.
 
Với những bạn đã có nền tảng ngữ pháp tốt, nhưng lại gặp khó khăn trong việc học các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì nên bắt đầu từ ngữ âm, học các quyển đơn giản như “Pronunciation in Use” hoặc “Sheep or Ship”, chỉ cần chịu khó làm bài tập và nghe đi nghe lại nhiều lần, sau 1-2 tháng, bạn sẽ thấy khả năng nghe, nói của mình được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, có thể tham khảo một số trang web học TA free như:
http://www.shiporsheep.com/
http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/
 
PHẦN 1: TẠI SAO MÌNH VIẾT
PHẦN 2: KỶ LUẬT BẢN THÂN LÀ CẦN THIẾT
PHẦN 3: PHẢI HỌC NGHE TRƯỚC
PHẦN 4: KHÔNG NÊN ĐI TẮT, ĐÓN ĐẦU
PHẦN 5: XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 6: VIẾT IELTS – NÊN ĐỨNG TRÊN HAI CHÂN
PHẦN 7: VIẾT NHIỀU SẼ TIẾN BỘ DẦN
PHẦN 8: TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
PHẦN 9: HỌC PHÁT ÂM NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 10: HỌC TỪ VỰNG – NGHE- ĐỌC? 
PHẦN 11: HỌC NGHE VÀ ĐỌC NHƯ THẾ NÀO?
PHẦN 12: HỌC VIẾT NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ HIỆU QUẢ?
PHẦN 13: HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO VÀ HỌC SÁCH GÌ?
PHẦN 14 – CÁC KỶ THUẬT NHỎ TRONG PHÒNG THI
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *