Trung Trần 2
Phần 1: Tại sao nên học tiếng Anh
Phần 2: Cái lợi của đi du học
Câu hỏi 1:
Anh ơi, em có câu hỏi. Đó là có phải là ở Mỹ thì mình học qua sách vở nhiều hơn là học qua giáo sư phải không?
Trả lời:
Mình nghĩ là ở Mỹ có hai dạng học, nếu bạn học căn bản như Cao Đẳng Cộng Đồng thì hai năm đầu của bạn ở trong giảng đường đại học đó là lớp căn bản. Một lớp như vậy thường có từ 150 đến 300 sinh viên cơ. Một giảng đường chen chúc nhau rất là lớn thì câu trả lời là Đúng. Đa số bạn học trong tài liệu nhiều hơn là học qua giáo sư. Giáo sư chỉ là người trung gian để giúp truyền những kiến thức từ tài liệu đến bạn.
 
Nhưng sau khi qua hết hai năm đầu rồi thì hầu hết sinh viên ở Mỹ hoặc ở các nước phát triển họ vào các lớp chuyên khoa chuyên ngành. Mỗi lớp như vậy có khoảng 10 đến 15 người. Họ ngồi trong phòng nhỏ nói chuyện với giáo sư. Thì cái lớp đó hầu như là sách vở chỉ là để tham khảo thôi. Còn chủ yếu là mọi người nói chuyện với nhau và chia sẻ với nhau trên  tinh thần cởi mở.
 
Các bạn cũng biết là nền giáo dục của Mỹ cũng như phương Tây bắt đầu từ thời Plato, Arisxop và Socrat, thì nó là nền giáo dục mà thầy trò như là anh em với nhau, ngồi chia sẻ với nhau, không có một cái ngại ngùng gì cũng như là không có che giấu kiến thức gì với nhau hết. Nên câu trả lời của bạn này là có đúng và có sai trong quá trình học.
Câu hỏi 2:
Những khó khăn mà một sinh viên Việt Nam mình khi ra nước ngoài học là gì và kinh nghiệm của anh Trung khi mà vượt qua được những khó khăn đó?
Trả lời:
Trung nghĩ cái khó khăn nhất của sinh viên Việt Nam mình khi qua Mỹ đó là giao tiếp.
Thứ nhất là về văn hóa. Cái sốc văn hóa. Văn hóa của người Mỹ khác với mình. Quan điểm của họ về nhiều chuyện trên đời rất là khác  với mình.
Chuyện thứ hai nữa là cái giao tiếp về Anh ngữ. Thật ra người Việt Nam mình nếu mà nói thì rất nhiều người viết rất là giỏi. Bạn thấy họ có thể email hoặc chat rất là giỏi, rất là tốt. Nhưng khi nói ra thì ngại ngùng không dám nói từ khó, không dám nói ra suy nghĩ. Vì cứ nghĩ sợ mình phát âm không chuẩn thì người ta đánh giá mình. Hoặc là khi mình nói một câu mà người ta hỏi lại là bạn có thể lặp lại được không thì mình bắt đầu lúng túng, mình không muốn hỏi câu đó nữa. Cái chuyện đó xảy ra rất là nhiều, bởi vì người Á Châu và người Việt Nam mình đều có tâm lý là sợ sai. Và mình cảm thấy mỗi khi sai là mình thấy mất mặt, mất thể diện. Nên đôi khi người Á Châu mình, đặc biệt là người Việt Nam  mình rất là ít nói.
 
Trung thì lại nghĩ khác. Đa số người Mỹ và những người ở các nước nói tiếng Anh thì khi mình nói chuyện với họ mà mình nói đúng thì tốt mà mình nói sai thì họ cũng rất vui lòng sửa cho mình. Và hầu như họ rất kiên nhẫn để nghe mình nói. Khi mà họ hỏi lại mình có thể nói lại lần nữa không, tức là họ muốn hiểu mình, hiểu câu nói của mình nhiều hơn chứ không phải là có ý  là “Bạn nói khó nghe quá à”.
 
Khi bạn đi học thì phải hiểu cái vấn đề quan trọng nhất là cái lòng dũng cảm. Mà nhất là cái lòng dũng cảm có được là qua cách trau dồi nhiều thôi. Mình nói tiếng Anh với bạn, nói nhiều với các bạn thì mỗi ngày sẽ tốt lên nhiều. Mà cái khó khăn lớn nhất vẫn là cách trao đổi giữa người Việt Nam với người nước ngoài. Và hầu như là cái chuyện đó thì ai cũng đều phải trải qua khi đi học ở nước ngoài. Và cái điều duy nhất các bạn làm  đừng có cái tự ái hay là buồn khi mình nói tiếng Anh sai.
 
Khi mình giao tiếp với những người bạn thường xuyên thì mình phải làm sao cho họ thấy là mình rất là muốn nói chuyện với họ để họ càng ngày càng giúp mình nhiều hơn. Bởi vì các bạn biết đấy, ở Mỹ không phải ai cũng nói chuẩn giọng Mỹ đâu, cũng có nhiều giọng như giọng New York, giọng Boston, giọng Texas, mà người Mỹ ho cũng thường cười nhau về cái giọng của nhau. Nếu bạn ở Texas mà bạn lên New York hay Boston mà nói giọng Texas thì họ cũng rất là cười bạn. Nên cách nói chuyện và cười nhau về giọng không chỉ của người Mỹ đâu mà chính người Việt Nam mình cũng vậy.
 
Khi nói giọng khác nhau thì cũng có những người cười mình. Mọi người khi mà họ giao tiếp và họ làm bạn với mình rồi thì chất giọng nó không quan trọng bằng quá trình mà mình trao đổi cũng như kiến thức mà mình trao đổi và cái lòng mình muốn làm bạn với bạn của mình.
Câu hỏi 3:
Em muốn hỏi là anh tốt nghiệp về chuyên ngành giáo dục mà lại học lên về marketing. Thật ra là em không biết hai cái này có liên quan đến nhau hay không? Tại vì  nếu mình muốn đổi một cái gì đó thì cần quyết định rất là khó khăn. Bởi vì bản thân em đang làm việc trong ngân hàng. Tất nhiên thì công việc cũng khá là tốt nhưng thực sự em không thích lắm. Em cũng định học về Marketing nhưng mà nỗi sợ khi mình phải bắt đầu lại từ đầu khiến nó cản trở việc học của em.
Trả lời:
Anh thì không thể nói về hết tất cả các nước được nhưng riêng ở Mỹ thì họ rất là cởi mở về giáo dục. trong giáo dục của Mỹ thì các môn rất là có liên quan đến nhau. Ví dụ như hồi xưa học ở đại học anh học về giao tiếp, sau đó lên Master học về giáo dục. Và sau này học sang Marketing. Và nó có cái khác gì, khác nhau và giống nhau? Thì đa số các môn nó đều về hoạt động của con người và cách con người giao tiếp với nhau. Khi mà Marketing đưa ra một sản phẩm nào đó thì có một người họ ghi xuống tất cả những cái mà được truyền đạt vào một tờ giấy, và cái tờ giấy đó được truyền đạt đến một người khác. Thì về căn bản nó cũng bao gồm các môn như tâm lý học, xã hội học. Và khi ấy còn sáng tạo ra nhiều cách khác nhau mà hầu hết ở các nước phát triển thì nền giáo dục rất là ?…Tức là khi anh học rất là nhiều môn nhưng có một số môn chuyên ngành nhất định nên khi em từ một ngành như ngành Tài Chính Ngân Hàng, em muốn đổi qua ngành họa sĩ hay này kia thì nó cũng không khác biệt nhau quá nhiều.
 
Tại vì trên  cơ bản mình hiểu logic về tâm lí, mình hiểu cái cách giao tiếp với nhau. Nếu như em ở ngành ngân hàng mà em đổi sang ngành khác thì em tưởng tượng ngân hàng mỗi ngày thì dịch vụ của mình là nói chuyện với khách, làm sao để khách biết được cái lợi ích kinh tế để thuyết phục khách hàng, đó là phần thuộc về giao tiếp. Mỗi khi em nhìn vào những con số của ngân hàng để thống kê thì …
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *