Ghi chép từ bài nói chuyện của cô Thu Vinh tại làng Hama Đăk Nông 22/12/2016. Người ghi chép: Phạm Thanh Tùng
Thực dưỡng dựa trên thuyết âm dương của phương đông, được TS Ohsawa tổng kết trong cuốn sách “Vô song nguyên lý”- sự thống nhất của trật tự vũ trụ. Đòi hỏi chúng ta phải có một cái “la bàn” duy nhất là hiểu biết về trật tự vũ trụ và lấy âm dương làm nguyên lý chính để phân tích tất cả mọi yếu tố. TS dạy rằng “Vô song nguyên lý” là nguyên lý đại thống nhất là chìa khóa vạn năng để chúng ta có thể hiểu biết được mọi thứ trong cuộc sống cũng như vũ trụ này.
Âm dương là 2 yếu tố cơ bản và chúng có tính chất đối lập nhau biểu hiện trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống. Như trong toán học là cộng (+) trừ (-), trong cuộc sống là phải trái, trong các giới động vật là đực cái (hoặc nam, nữ), trong vũ trụ chúng ta có ngày đêm… tất cả những điều đó đều được phân loại ra 2 nhóm là âm và dương. Để sáng tạo hay hủy diệt ra mọi sự vật, hiện tượng dựa vào cách phối hợp, tỉ lệ của 2 yếu tố này. Mọi tính chất, đặc điểm khác nhau của sự vật hiện tượng đều có thể quy chiếu về sự phối hợp hay tỉ lệ âm dương trong yếu tố đó như thế nào.
Định nghĩa một cách đơn giản, dương là lực hướng tâm, nguồn sinh ra mọi vật, còn âm là lực ly tâm, sự bành trướng, hoại diệt.
- Phân loại theo tính chất vật lý như nhiệt độ thì dương là nóng còn âm là lạnh,
- Về trọng lượng thì vật nào nặng hơn thì dương hơn vật nhẹ,
- Theo mặt phẳng thì vật gì phát triển theo chiều nằm ngang thì dương hơn so với chiều thẳng đứng âm hơn.
- Về màu sắc, màu nào cho ta cảm giác nóng hơn thì dương hơn màu nào cho ta cảm giác lạnh.
- Trong dải ánh sáng, thì cái gì phát ra ánh sáng sóng dài thì thuộc về dương còn sóng ngắn thuộc về âm (ví dụ: tia hồng ngoại sóng dài là sóng dương, còn tia cực tím sóng ngắn là sóng âm).
- Những vật có tính chất cô đặc, ít nước thì có tính dương hơn, nhiều nước thì âm hơn.
- Về mặt hóa học thì những chất nào chứa các yếu tố H, C, Li, As, Na thì được xếp vào nhóm dương, còn vật chất chứa nhiều O, P, S, N, K thì được xếp vào nhóm âm.
- Về mặt hình thể những vật trải theo hướng nằm ngang thì dương hơn các vật theo hướng thẳng đứng.
- Đối với thực phẩm những loại mọc thẳng đứng thì âm hơn so với các loại mọc theo chiều nằm ngang(càng xa mặt đất thì âm hơn, càng gần mặt đất thì dương hơn)
- Đối với các loại củ dưới mặt đất thì càng đâm sâu thì càng dương, càng gần phía trên thì càng âm hơn.
Tuy nhiên, âm dương có tính tương đối, chúng ta chỉ có thể nói cái này dương hơn cái kia, hoặc cái này âm hơn cái kia, không có cái gì âm tuyệt đối hoặc dương tuyệt đối. Ví dụ trong cây cà rốt: phần lá mọc bên trên mặt đắt thì âm hơn phần củ, trong phần lá thì phần cuống càng gần mặt đắt thì dương hơn phần ngọn xa mặt đắt, trong phần củ thì phần càng đâm sâu dưới đất thì càng dương hơn so với phần gần mặt đất-phần nhọn của củ là phần dương nhất. Trong nấu ăn thì phần tiếp nối giữa lá và củ có tính chất quân bình nhất của cây. Đối với các loại động vật, thì loài dưới nước âm hơn so với các loài sống trên mặt đất.
Âm dương không bao giờ tồn tại ở trạng thái tĩnh tại, mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều có những vận chuyển tương đối và hai lực đối kháng âm dương sẽ vận chuyện và tạo thành các xoáy, xoắn ốc logarit. Khi các vòng xoáy ốc va chạm vào nhau thì sẽ tạo ra vòng xoắn lớn hơn hoặc là triệt tiêu nhau bằng cách trung hòa. Cái vòng xoắn ốc nào tồn tại và bền vững sẽ phát sinh ra năng lượng. Như thuyết tương đối của Albert Einstein thì vật chất có 2 dạng là sóng và hạt(năng lượng chính là vật chất giãn nở ra còn khi năng lượng cô đặc lại thì thành vật chất). Điều đó đã được cô đọng lại qua phương trình
E=mC2
(E: Năng lượng thì bằng trọng lượng của nó m nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không)
Nếu chúng ta quan sát kỹ trong thực tế tất cả mọi thứ trong vũ trụ chỗ nào có năng lượng thì đều có xoáy. Như trong cơ thể chúng ta, các luân xa là các trung tâm năng lượng chính là những điểm xoáy hay vân ở đầu ngón tay, ngón chân là điểm tích tụ năng lượng.
Thân thể chúng ta là một tổ chức có vô số tế bào và mỗi tế bào đều do các lực âm dương bồi dưỡng sinh khí và kích động dưới sự điều hành của vô cực xuyên qua hệ thần kinh tự trị gồm 2 nhánh đối kháng là trực giao cảm và đối giao cảm. Và quan trọng hơn cả là tế bào được nuôi bởi máu, do vậy trong ăn uống chúng ta cần hiểu năng lượng trong thực phẩm như thế nào để cuối cùng tạo thành máu của chúng ta để kiến tạo cơ thể.
Trong nền y học phương đông rất quan trọng chuyện ăn uống đúng để nuôi dưỡng các cơ quan nội tạng đúng thì những loài vi sinh vật “bạn” mới có thể tồn tại trong cơ thể chúng ta còn những loài không có lợi sẽ tự hoại diệt mà không cần dao kéo, kháng sinh. Nếu tuân thủ theo chỉ dẫn tiết thực cơ bản, tất cả vi trùng, mọi con vi rút đều biến mất hoặc trở nên bạn thân hợp tác. Các bạn được miễn nhiễm một lần và mãi mãi.
Còn trong tây y, chúng ta đều luôn luôn tìm ra một thủ phạm đã gây bệnh cho chúng ta (các loài virut hoặc vi khuẩn) và chúng ta vô cùng sợ hãi chúng. Đối với thực dưỡng quan trọng nhất, chúng ta phải có nhận thức được vai trò của việc ăn uống cũng như cách sống ảnh hưởng tới sức khỏe và trí tuệ. TS Ohsawa đã từng nói rằng: “ không có bệnh nào là nan y riêng bệnh cùi về nhận thức, cùi về trí phán đoán thì vô cùng khó”.
MỤC LỤC CÁC BẢI VIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG