- Muối mè
- Tekka ướt
- Cơm rang ngũ sắc
- Cơm lứt cuộn sushi
- Đậu đũa trộn chua ngọt
- Món xé (KFC)
- Vừng phụ
- Kem cháo lứt
- Dưa cải muối om cà chua chín
- Măng miến
11. Muối mè
Cơm lức muối mè là món ăn đặc trưng của người ăn thực dưỡng. Khi ăn gạo lức muối mè, nếu người ăn nhai thật kỹ thì ví như sữa mẹ, rất nhiều chất bổ dưỡng cho người ăn.
- Nguyên liệu:
Muối biển, mè.
- Cách chọn mè:
Tốt nhất là chọn mè được trồng hữu cơ. Khi mua nên chọn mè hạt nhỏ, không vón cục, không có mùi mốc, có vị béo khi nhai, cho mè ra rổ lưới nhỏ, nếu thấy có hạt bụi li ti rơi xuống thì mè đã bị mọt.
- Sơ chế mè:
Cho mè ra rổ lưới nhỏ, loại bỏ vật bẩn, cát sạn trong mè, làm ướt mè và vo nhẹ. Sau đó đổ mè ra thau nước, vớt bỏ phần nổi. Rửa xong phơi nắng là tốt nhất để giúp hấp thụ canxi, nếu không có nắng có thể phơi gió hoặc để ráo nước trước khi rang.
Cách rang mè: chọn chảo gang dày là tốt nhất. Để chảo thật nóng, cho lớp mè vừa mỏng để tất cả hạt mè đều tiếp xúc với chảo, đảo đều liên tục với lửa nhỏ. Lấy tay bóp mè nếu tróc lớp vỏ bên ngoài và có mùi thơm là chín. Mè vừa rang xong cực dương nên cần ủ trong vải bông trên một lớp giấy báo và vải mỏng để tránh hút khí âm từ bên ngoài. Sau khi mè nguội bỏ vào bọc nilong cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Với cách bảo quản này có thể dùng trong 6 tháng.
- Cách làm muối mè:
Cho muối vào cối nghiền cho thật mịn, tiếp theo cho mè vào cối tiếp tục nghiền nhẹ nhàng cho mè vỡ từ từ. Khi nghiền mè sẽ làm cho các hạt mè vỡ từ từ, dầu mè chiếc ra thấm vào muối giúp muối mè ngon, đậm đà hơn. Lượng muối cho vào tùy khẩu vị của người ăn, nhưng không nên ăn quá mặn.
Nên làm muối mè với tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
- Tekka ướt
Tekka là loại thực phẩm rất dinh dưỡng, thực phẩm dương nhất, bổ nhất. Có thể ăn với cháo và cơm.
- Nguyên liệu:
Ngưu bàng, cà rốt, củ sen, 1 củ gừng nhỏ, miso đen, miso nâu. Lượng ngưu bàng, cà rốt, củ sen bằng nhau.
- Sơ chế:
Ngưu bàng cắt theo kiểu gọt bút chì, cà rốt thái chỉ, củ sen thái chỉ, gừng mài nhuyễn
- Chế biến:
Để tiết kiệm thời gian xào các loại nguyên liệu nên sử dụng 2 chảo song song.
- Chảo 1: cho ít dầu mè vào chảo rồi cho ngưu bàng và xào cho đến khi ngưu bàng khô có màu vàng đen,
- Chảo 2: xào củ sen với một ít dầu mè, khi chín khoảng 60% thì cho cà rốt vào, tiếp tục đảo đều,
- Cho hỗn hợp ở chảo 1 và chảo 2 xào lại với nhau gồm cà rốt, củ sen và ngưu bàng, tiếp tục đảo đều rồi cho miso và một ít nước (cho một ít nước để bốc hơi nhanh và để dễ tan miso) tiếp tục đảo, duy trì lửa nhỏ khoảng 45p (đảo càng lâu càng ngon ). Khi gần chín cho gừng vào.
- Tekka để nguội, có thể bỏ tủ lạnh để bảo quản được lâu (khoảng 3 tháng).
- Cơm lứt chiên Dương Châu (cơm rang ngũ sắc)
- Nguyên liệu:
Cơm gạo lức, rau củ quả các loại (hạt sen,cà rốt, khoai tây, củ đậu, khoai lang, đậu cô ve…), giò chay, dưa cải muối (không lấy lõi, không lấy lá, chỉ lấy cuống)
- Sơ chế:
Cà rốt, củ đậu, khoai tây thái hạt lựu, đậu cô ve thái khúc vuông, dưa muối ngâm nước, rửa sạch, vắt ráo nước, thái hạt lựu.
- Chế biến:
Cho một ít dầu vào chảo đã nóng, xào theo nguyên tắc thực phẩm khó chín xào trước. Xào cà rốt đến xào đậu cô ve theo thứ tự. Xào gần chín cho thêm muối, chú ý để thêm nước dùng tránh rau củ bị khô. Khi rau củ quả chín hẳn, cho cơm vào trộn đều, xào cho đến lúc cơm và rau củ quyện vào nhau.
- Lưu ý: Món cơm rang luôn phải ăn nóng nên xào vào chảo gang sắt hoặc chảo inox. Tránh bị oxi hóa khi xào ở chảo gang. Khi cơm chín có thể ủ vào lá sen sẽ rất ngon(gọi là cơm sen tiến vua).
- Cơm lứt cuộn Sushi
- Nguyên liệu:
Cơm nấu nhão, rong nori, cà rốt, đậu cô ve, giò chay
- Sơ chế
- Cà rốt rửa sạch, thái sợi đũa, độ dài bằng đậu cô ve.
- Giò thái sợi
- Luộc chín đậu và cà rốt.
- Chế biến:
- Phủ cơm đều mỏng trên khoảng 1/3 bề mặt rong.
- Đặt cà rốt, đậu, giò vào giữa, cuộn chặt tay.
- Cắt miếngvừa ăn.
- Lưu ý: Cơm có thể dùng cơm rang để cuộn
- Đậu đũa trộn chua ngọt
- Nguyên liệu:
Đậu đũa, mơ chua ngọt, mơ mặn ngọt, muối vừng trắng (đen), ngò gai, nước mơ mặn ngọt, tương tamari.
- Sơ chế:
Đậu đũa rửa sạch, tước xơ, bẻ miếng vừa ăn ( một quả có thể chia làm ba) hoặc thái lát. Ngò ( có thể thay bằng rau thơm, ngò rí,..) rửa sạch, để ráo, thái nhỏ.
- Chế biến:
Luộc sôi đậu đũa đến độ vừa chín, trong quá trình luộc thêm chút muối cho xanh đậụ, sau đó vớt ra, chắt bớt nước. Dùng tamari, nước mơ, ngò, muối vừng trộn đều vào đậu cho ngấm. Bỏ ra đĩa, rắc thêm vừng rang còn nguyên hạt để trình bày cho đẹp và thơm.
- MÓN XÉ (KFC)
- Nguyên liệu :
Sườn non chay, ngũ vị hương, sả, dầu vừng, tương tamari
- Sơ chế:
- Sườn non chay ngâm với nước lạnh cho mềm, rửa lại sạch bằng nước lạnh sau đó vắt ráo nước (sườn non ngâm nước lạnh để có vị dai), tách đôi miếng sườn non.
- Sả rửa sạch, đập dập.
- Cách chế biến :
- Cho tương tamari vào một cái khay, cùng sả và ngũ vị hương, trộn đều.
- Sau đó bỏ sườn non chay vào đảo đều cho ngấm
- Ướp ít nhất khoảng 15 phút
- Trước giờ ăn một tiếng, bắt chảo lên rán vừa chín, giòn đều, sau đó xé ra từng miếng vừa ăn.
- Lưu ý:
- Canh vừa đủ lượng tamari khi ướp vì tương tamari rất mặn.
- Món này ăn kèm với sốt cà chua là ngon nhất.
- Vừng phụ (đậu phụ từ mè)
- Nguyên liệu:
Mè vàng ( tỉ lệ: 100g mè tương ứng 1L nước)
- Sơ chế:
- Mè đãi kĩ loại bỏ sạn rồi rửa sạch, ngâm nước khoảng 8 tiếng
- Vớt ra để ráo tiếp đến cho vào máy xay thật nhuyễn rồi vắt lấy nước (dùng tấm vải màn để lọc-vắt phần bã mè và phần nước )
- Phần nước giữ lại cho vào nồi
- Phần bã mè có thể sử dụng làm món ăn khác như là làm bánh mì Ohsawa
- Chế biến:
Cho phần nước đã lọc ở trên vào nồi đun sôi, khi nước đã sôi thì để lửa nhỏ khoảng 20 phút. Trong quá trình đun sôi phải khuấy đều tay liên tục nếu không phần cặn dưới đáy nồi sẽ dễ cháy. Cuối cùng tắt bếp đổ ra khuôn đã chuẩn bị sẵn (trải đều bằng vải phin), ép cho ra bớt nước và định hình miếng vừng phụ.
- Kem cháo lứt
Là món ăn giàu chất dinh dưỡng rất thích hợp cho trẻ sơ sinh và người bệnh.
- Nguyên liệu:
Cháo gạo lứt nấu đặc.
- Chế biến:
Cà qua lớp vải phin (hoặc ray nhỏ lỗ), lấy phần tinh bột.Nấu phần tinh bột lần nữa cho nóng là ăn được.
- Củ cải ngâm tương Tamari
- Nguyên liệu:
Củ cải, nước tương tamari.
- Sơ chế:
Củ cải rửa sạch, để ráo nước, thái đầu đũa thành từng miếng đều nhau. Phơi khô trực tiếp dưới nắng để dương hoá nếu không có nắng sử dụng chảo gang sấy với lửa thật nhỏ, sau đó quạt cho nguội mới đem đi ngâm.
- Chế biến:
Cho củ cải vào bình thủy tinh sau đó đổ ngập tamari vừa xấp xỉ bằng lượng củ cải.
- Lưu ý:
Ngâm từ 5-7 ngày mới có thể dùng được ăn kèm với cháo, cơm…
- Dưa cải muối om với cà chua chín
- Nguyên liệu:
Dưa cải muối, cà chua chín, nước dùng.
- Sơ chế:
Dưa (đã muối) rửa sạch, vắt ráo,thái nhỏ vừa ăn. Cà chua bỏ hạt, thái nhỏ hoặc dùng tay bóp nát cho vào cùng với dưa cải.
- Chế biến:
Làm nóng chảo, cho một ít dầu cho dưa muối và cà chua vào đảo đều hỗn hợp trên với lửa nhỏ và đều tay, đảo liên tục trong khoảng 10-15 phút. Cho nước dùng vào ninh đến khi thật mềm là được.
- Lưu ý:
Dưa cải muối có tính chất rất âm nên để cân bằng âm dương bạn phải đảo liên tục với lửa nhỏ. Hạt cà chua rất có hại cho đường ruột vì nó không thể tiêu hóa, hạt cà chua bám vào các lông mao trong ruột sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày của bạn.
- Măng miến
- Nguyên liệu:
Măng khô, miến, cà rốt, mộc nhĩ
- Sơ chế:
- Miến rong ngâm với nước lạnh cho nở đều thì vớt ra để ráo nước.
- Măng rửa nhẹ với nước lạnh để trôi đất cát, sau đó đem vô luộc kĩ với nước lạnh. Để nguyên trong nồi ngâm qua đêm sáng hôm sau có thể sử dụng(nếu măng còn cứng thì luộc thêm lần 2 thật kĩ) nhưng không được ngâm quá 8 tiếng sẽ làm âm hóa và sinh chất độc. Trước khi nấu xé sợi vừa ăn.
- Cà rốt rửa sạch thái rối,
- Mộc nhĩ khô ngâm với nước (tuyệt đối không dùng nước nóng) cho nở ra, 30 phút thay nước 1 lần và rửa từng tai nấm. Nấm sau khi ngâm vớt ra để ráo cắt chân sạch sẽ thái rối.
- Chế biến:
- Làm nóng chảo, xào lần lượt măng, mộc nhĩ và cà rốt sau đó thêm 1 chút muối, đảo đều tay. Sau đó cho thêm nước dùng vào nấu tiếp tới khi sôi thì cho tương Miso, nêm nếm vừa ăn.
- Nấu thêm khoảng 5 phút thì bỏ miến vào và tắt bếp. Thêm rau mùi để tăng hương vị cho món ăn.
- MỤC LỤC CÁC BẢI VIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG