- Bánh đa lứt
- Bí đỏ nhồi nhân hấp nguyên quả
- Canh khoai môn, rong phổ tai
- Củ cải luộc trà gạo lứt
- Canh Cầu Vồng
- Canh Củ Từ
- Canh Mì Udon
- Trám tamari
- Sốt Misô
- Nước riêu
- Nước chấm củ cải
- Canh rau bép, cải thảo
11. Bánh đa lứt
11.1. Nguyên liệu:
– Bánh đa lứt,
– Nước dùng (nếu không có nước dùng thì có thể nấu với bắp cải thái sợi),
– Cà rốt, đậu phụ, mộc nhĩ, bí đỏ (có thể thay thế các loại rau củ khác),
– Gia vị: Dầu mè, miso, muối, rau mùi.
11.2. Sơ chế:
– Bánh đa lứt ngâm với nước lạnh đến khi thấy mềm thì vớt ra để ráo
– Đậu phụ chiên vàng thái chân đũa.
– Cà rốt thái quân chì, ướp ít muối để ra chất ngọt,
– Bí đỏ thái móng lợn thái sao cho vừa miệng là được,
– Mộc nhĩ ngâm nước cho mềm rồi thái miếng.
11.3. Cách nấu:
– Ninh nước dùng với bí đỏ,
– Xào chín cà rốt, mộc nhĩ với dầu mè,
– Sau đó cho các loại hỗn hợp xào trên vào nước dùng bí đỏ, tiếp là cho bánh đa lứt vào và cuối cùng cho gia vị (miso, muối) nêm nếm sao cho vừa ăn.
11.4. Lưu ý:
Muốn cho món bánh canh đa lứt ngon hơn thì cho ít rau mùi và có thể cho tekka, rong biển để món ăn ngon ngọt hơn.
- Bí đỏ nhồi nhân hấp nguyên trái
12.1. Nguyên liệu:
– Bí đỏ ( nên chọn bí đỏ hồ lô, trái càng già càng ngon),
– Đậu xanh, nấm mộc nhĩ, miến, hạt sen, cà rốt, bột sắn dây,
– Gia vị: Dầu mè, miso, muối.
12.2. Sơ chế:
– Bí đỏ rửa sạch, lau khô và không gọt vỏ .Sau đó cắt ¼ phần đầu quả bí gần cuống để làm nắp đậy . Phần thân còn lại ta khoét ruột lấy phần thịt và hạt ở trong ruột quả bí ra và sau khi lấy ra ta tách hạt để riêng.
– Lưu ý: khi khoét ta nên khoét sao cho thành quả bí dày khoảng 1cm không nên khoét hết làm mỏng quả và nó sẽ không ngon không còn độ ngọt độ bùi của bí.
– Phần thịt bí lấy ra ta thái hạt đỗ (càng nhỏ càng tốt) phần này dùng để làm nhân.
– Mộc nhĩ ngâm nước cho mềm rồi rửa sạch, sau đó thái hạt đỗ thật nhỏ hoặc có thể thái sợi.
– Cà rốt rửa sạch thái hạt đỗ,
– Miến ngâm nước lạnh cho mềm rồi cắt ngắn khoảng 1cm,
– Hạt sen hầm mềm,
– Đậu xanh hầm mềm,
– Đậu phụ dằm nhuyễn,
– Hòa một ít nước với bột sắn dây , khuấy đều cho tan bột,
12.3. Chế biến:
– Cách xào nhân để nhồi bí đỏ: Cho ít dầu mè lên chảo nóng. Vì mộc nhĩ rất âm nên cần nhiều thời gian tiếp xúc với lửa để khử âm và để cho mềm. Vì vậy nên xào mộc nhĩ đầu tiên tiếp đến là cà rốt, hạt sen, bí đỏ, đậu xanh, đậu phụ,miến và sau cùng cho sắn dây đã hòa với nước (ta cho sắn dây để nó tạo sự kết dính lại giữa các loại thực phẩm).
– Khi đã chín cho gia vị là miso và muối nêm nếm cho vừa ăn.
– Bước tiếp theo ta nhồi các nhân đã chín ở trên cho vào bí đã được khoét.
– Cuối cùng lấy nắp đã được cắt đậy phần thân bí và cho vào nồi hấp cách thủy (20p-25p).
12.4. Lưu ý:
Khi chín vớt ra để ráo, đặt lên dĩa và có thể cắt từng miếng thành một bông hoa
- Canh khoai môn, rong phổ tai
13.1. Nguyên liệu:
Khoai môn, rong biển (10g), nước dùng, muối.
13.2. Sơ chế:
– Khoai môn gọt bỏ vỏ, thái miếng vừa ăn. Có thể ướp thêm ít muối khi chưa nấu ngay để tránh bị thâm.
13.3. Chế biến:
– Cho khoai môn vào nồi đảo trên bếp khoảng 10 phút trước khi cho nước dùng vào ninh.
– Khi nước sôi lần đầu cho một ít rong biển vào nồi, tiếp tục ninh đến khi khoai thật mềm.
– Nêm ít muối, nếm vừa ăn.
13.4. Lưu ý:
– Đảo khoai môn với lửa nhỏ để dương hóa thức ăn, ninh từ từ với lửa nhỏ, muối có tác dụng giảm ngứa ở khoai môn.
- Củ cải luộc trà gạo lứt
14.1. Nguyên liệu:
– Củ cải trắng, gạo lứt
14.2. Sơ chế:
- – Củ cải rửa sạch cắt khoanh tròn vừa ăn, thái chéo hình chữ thập
Gạo lứt rang
14.3. Chế biến:
- – Nấu trà gạo lứt cho sôi
- – Bỏ củ cải vào nấu khoãng 30 phút cho mềm
- – Trong quá trình nấu nếu có bọt thì vớt ra
- – Gần chín thì nêm muối vừa ăn
- – Khi chín vớt củ cải ra bày lên dĩa
14.4. Lưu ý:
– Thêm quả trám ngâm tương để ăn kèm cho kiềm hóa xử lý axit trong người.
- Canh Cầu Vồng
15.1. Nguyên liệu:
– Đậu hà lan, cà rốt, củ đậu, mộc nhĩ, khoai tây, giò chay
15.2. Sơ chế:
– Rửa sạch các loại
– Mộc nhĩ ngâm qua nước lạnh rồi để ráo
– Thái các loại hình hạt lựu to
15.3. Chế biến:
– Làm nóng chảo
– Cho ít dầu vừng
– Tiếp tục cho các loại vào xào lần lượt từ mộc nhĩ, cà rốt, giò chay, khoai tây, đậu hà lan và củ đậu
– Sau khi các thứ chín khoảng 80% thì cho một lượng nước dùng vào. Ninh khoảng 30 phút thì tắt bếp
- Canh Củ Từ
16.1. Nguyên liệu:
– Củ từ, nước dùng.
– Gia vị: Muối và tương tamari
16.2. Sơ chế:
– Rửa sạch củ từ, luộc sơ với nước lạnh để bóc vỏ.
– Nấu nồi nước dùng
16.3. Chế biến:
– Cho một lượng nước dùng vào nồi rồi cho củ từ đã bóc vỏ vào.
– Khi thấy củ từ đã nhừ rồi cho muối và tương tamari vào( nêm nếm vừa ăn). 5 phút sau thì tắt bếp
- Canh Mì Udon:
17.1. Nguyên liệu:
– Cà rốt, bí đỏ, khoai môn, đậu hà lan, chả chay, ngưu bàng, bột mì, rau mùi
– Gia vị: Muối và tương miso
17.2. Sơ chế:
– Rửa sạch các loại
– Cà rốt thái lát thành từng lát mỏng tạo hình tùy thích
– Khoai môn và bí đỏ thái hình quân cờ
– Ngưu bàng gọt bút chì
– Chả chay và đậu hà lan thái đũa
– Bột mì nhào với nước, ủ khoảng 1 tiếng để làm mì udon. Sau đó cắt thành từng sợi mì.
17.3. Chế biến:
– Bật lửa để nóng nồi, sau đó cho ít dầu và đảo ngưu bàng trước
– Tiếp theo cho các thứ lần lượt vào đảo từ cà rốt, khoai môn, chả chay, cho ít muối tiếp tục đảo
– Sau khoảng 20 phút thì cho nước dùng vào. Ninh khoảng 1 tiếng
– Tiếp là cho những sợi mì vào nồi canh
– Khi cảm thấy những sợi mì đã chín thì cho đậu hà lan, miso và bí đỏ vào
– Ninh tiếp 30 phút thì tắt bếp cho rau mùi vào.
- Trám tamari
18.1. Nguyên liệu:
Trám khô, tương tamari
18.2. Sơ chế:
– Chuẩn bị một bình thủy tinh sạch, khô.
– Làm sạch sạn bẩn ở củ trám phơi khô (nếu có)
18.3. Chế biến:
– Cho củ trám khô vào bình thủy tinh rồi đổ tương tamari vào ngâm qua đêm là có thể dùng được.
- Sốt Misô
19.1. Nguyên liệu:
– Cà rốt, misô nâu hoặc misô đen, gừng, bột sắn dây, dầu mè, nước mơ chua ngọt.
19.2. Sơ chế:
– Cà rốt rửa sạch sau đó đem đi mài, lọc lấy nước (bỏ bã)
– Gừng mài nhuyễn lọc lấy nước
19.3. Chế biến:
– Xào chín cà rốt rồi cho thêm nước dùng, ninh với lửa nhỏ.
– Pha sắn dây với nước lạnh cho vào nồi cùng với một muỗng dầu mè và vài giọt nước gừng.
– Cho thêm ít bơ vừng (bơ đậu phộng) để tạo độ béo.
– Cuối cùng cho một ít nước mơ để tạo độ chua ngọt.
19.4. Lưu ý:
– Đối với trẻ nhỏ, làm sốt miso ta nên bỏ bã cà rốt, chỉ lọc lấy nước còn đối với người lớn ta cũng có thể sử dụng bã cà rốt được.
- Nước riêu:
20.1. Nguyên liệu:
– Cà chua, su hào, rong biển, sốt miso
20.2. Sơ chế:
– Cà chua bỏ hạt, cắt hạt lựu, bóp nhuyễn
– Su hào thái rối
– Rong biển cắt thành sợi nhỏ
20.3. Chế biến:
– Làm nóng chảo, cho cà chua vào đảo đều
– Cho thêm su hào và một ít nước sốt miso, ninh khoảng 30’ sau đó cho rong biển, nấu thêm khoảng 5’ thì tắt bếp
– Cách ăn: có thể dùng làm nước lẩu hoặc ăn kèm với bún.
- Nước chấm củ cải
21.1. Nguyên liệu:
– Củ cải, nước tương tamari
21.2. Sơ chế:
– củ cải rửa sạch, cắt phần cuống bỏ vào nồi nước dùng.
– Cắt bỏ rễ, phần hỏng.
21.3. Chế biến:
– Mài củ cải từ phần cuống
– Mài xong cho ngay nước tương tamari vào nếu không củ cải sẽ bị hỏng.
21.4. Lưu ý:
– Bắt buộc phải mài củ cải từ phần đầu trở đi nếu không sẽ bị đắng.
– Nước chấm củ cải ăn cùng với những món chiên xào nhiều dầu mỡ.
- Lõi bắp cải dầm
22.1. Nguyên liệu:
– Lõi bắp cải, tương tamari, nước mơ chua ngọt.
22.2. Sơ chế:
– Lõi củ cải cắt lát mỏng
22.3. Chế biến:
– Cho tương tamari vừa đủ ngập lõi củ cải với thêm ít nước mơ chua ngọt.
- Canh rau bép, cải thảo
23.1. Nguyên liệu:
– Rau bép, cải thảo, nước dùng
23.2. Sơ chế:
– Rửa rau bép, cải thảo
– Thái cải thảo thành từng miếng vừa ăn.
23.3. Chế biến:
– Đun sôi nước dùng, sau đó cho rau bép và cải thảo vào
– Cuối cùng cho miso vào, nêm nếm vừa ăn.
MỤC LỤC CÁC BẢI VIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG