1. Bánh chưng
2. Bánh giò
3. Bánh đa kê
4. Bánh bao
5. Bánh cuốn không nhân
6. Bánh khúc
7. Bánh khọt
9. Pizza
10. Bánh mỳ Oshawa
11. Nem thính
12. Thạch táo
13. Mứt chuối
14. Chả bí đỏ
15. Chả cốm
16. Chả ly ly chiên giòn
- BÁNH CHƯNG
Bánh chưng là một món ăn dân tộc, là món ăn truyền thống không thể thiếu trong Dịp lễ Tết Nguyên Đán của người Việt Nam.
Đây là công thức gói bánh chưng theo kiểu thực dưỡng.
- Nguyên liệu:
- Gạo nếp
- Đậu xanh (đen)
- Lá chuối
- Rau ngót
- Dây buộc (dây chuối, dây lạc)
- Sơ chế nguyên liệu:
- Dây buộc: chọn dây dẻo, bền, độ dài ~80cm cho bánh kích thước 18×18 cm.
- Lá chuối: rửa sạch, phơi hơi héo, luộc lá chuối để lá chuối không bị giòn, gãy khi gói. Vớt ra để ráo, lau khô, lau sạch thêm một lần nữa trước khi gói.
- Rau ngót : Rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước.
- Nhân đậu:
+ Đậu rửa sạch, ngâm 8 tiếng
+ Đậu hầm chín, tùy theo lượng đậu mà cho lượng nước và thời gian thích hợp. Đậu chín là hạt đậu khi cầm có thể bóp nhẹ mà vỡ vụn ra. Lượng nước vừa đủ là lượng nước khi đậu vừa chín là nước vừa cạn. Trong quá trình hầm, hạn chế mở nắp, tránh hút âm.
+ Khi đậu chín thì đem giã nát, quét nhuyễn đậu. Xong đó cho đậu giã vào chảo gang, thêm ít dầu mè, muối trộn đều.
+ Bắc chảo lên bếp, để lửa nhỏ, xàođầu đều tay, cho đến khi quyện vào nhau. Khoảng 15p- 30p tùy thuộc vào số lượng nhân.
+ Bước cuối là vắt đậu thành những viên bằng tròn bằng nắm tay (tùy thuộc vào kích thước bánh mình gói ) sao cho phù hợp vào kích cỡ của vỏ bánh.
- Gạo nếp: Có hai cách sơ chế gạo:
+ Cách 1: Nếu ngâm gạo:Đãi sạch gạo,vo nhẹ gạo, ngâm ngập gạo trong nước sạch 30p rồi vớt ra để ráo rồi xào gạo sau nếu chưa gói liền hoặc cho vào nồi, thêm muối, đổ từ từ rau bù ngót xấp xỉ với bề mặt gạo nếp, trộn đều. Sau đó bắc lên bếp xào đều tay, xào tận đáy (tránh bị đứng gạo), xào với lửa nhỏ và đều lửa cho đến lúc khô nước. Nhắc xuống bếp.
+ Cách 2: Nếu không ngâm gạo: Đãi sạch gạo, vo nhẹ gạo,xong cho gạo vào nồi, thêm muối, đổ ngập nước bù ngót hơn bề mặt gạo tầm 2cm, bắc lên bếp với lửa nhỏ, xào đều tay, xào tận đáy như trên.
+ Gạo xào xong phải đem gói ngay, để tăng độ kết dính.
- Lưu ý :
- Mọi động tác từ vo gạo, xào gạo đều phải nhẹ nhàng, điềm tĩnh, làm trong chánh niệm, tránh làm đau đến thực phẩm.
- Lúc thêm muối lúc nào lớp vỏ cũng mặn hơn lớp nhân.
- Nếp có thể 50% nếp thường + 50 % nếp lức or 100% nếp thường
- Để cân bằng âm dương và đẹp mắt: Nếu vỏ màu xanh có thể nhân là đậu đen. Nếu vỏ màu đỏ (màu của gấc) thì nhân được làm từ đậu xanh (đậu xanh chỉ bỏ 50% vỏ,không nên bỏ hết)
- Cách ngon nhất: Nếp trộn với 50% rau bù ngót, 50% rau chùm ngây.
- Chế biến:
Gói bánh:
- Mặt xanh hơn của lá chuối là mặt tiếp xúc với bánh, để tăng độ xanh của bánh.
- Lá được sắp xếp ưu tiên theo thứ tự lá nhỏ đến lớn, từ ngoài vào trong.
- Nếp được rải đều ở giữa mặt lá, nhân là lớp tiếp theo, phủ đều cho kín mặt nếp, tránh vương vãi ra ngoài, thêm một lớp nếp để phủ đều mặt nhân, không để lộ nhân.
- Bọc lá chuối lại, khéo léo tránh bị rách lá, đảm bảo nếp và nhân không bị trào ra ngoài.
- Dùng dây buộc chặt bánh.
Luộc bánh:
- Chuẩn bị nồi nước sôi già.
- Bánh gói xong sắp bánh vào nồi.
- Bắc lên bếp, đổ nước sôi già vào luộc bánh trong vòng 4-5h, với lửa đều, đảm bảo nước luôn sôi.
- Trong quá trình luộc nếu nước cạn, phải đổ nước sôi già vào thêm, không dùng nước lạnh.
Vớt bánh:
- Bánh chín, vớt ra nhúng vào nước lạnh ngay.
- Sau đó sắp bánh vào khay hoặc mâm, sắp đều sau đó ép bánh. Ép bánh từ 2 tiếng trở lên.
- BÁNH GIÒ
- Nguyên liệu
- Bột bánh giò
- Giò chay
- Cà rốt
- Mộc nhĩ
- Rau ngót
- Lá chuối
- Dây chuối
- Sơ chế nguyên liệu
- Cà rốt: để nguyên vỏ, rửa sạch, cắt đầu, cắt cuống, thái hạt đậu.
- Mộc nhĩ: ngâm nước, rửa sạch, thái hạt đậu.
- Rau ngót: giã nhỏ, chắt lấy nước.
- Chế biến:
- Xào nhân bánh giò: bắc chảo lên bếp cho nóng chảo, cho dầu mè vào, xào theo trình tự mộc nhĩ, đến cà rốt và giò chay đến chín rồi thêm chút muối.
- Khuấy bột bánh giò: dùng nước rau ngót, nước dùng để khuấy bột, cho thêm ít muối và dầu simply. Bột phải quấy mịn, không bị vón cục. Sau đó bắc bột lên bếp, vừa nấu vừa khuấy đều cho đến khi bột dở sống dở chín. Nhắc nồi xuống và đánh bột mịn ra.
Cách gói bánh:
- Túm lá chuối thành hình chóp, quết bột đều ra lá, cho nhân vào giữa, cho bột thêm vào, xong từ từ gấp lại.
- Lấy dây buộc lại.
Cách hấp/ luộc bánh
- Bánh giò có thể hấp hoặc luộc.
- Thời gian khoảng 3 tiếng.
- BÁNH ĐA KÊ
- Nguyên liệu
- Kê
- Muối
- Bánh đa
- Đậu lentils
- Bánh phồng tôm
- Sơ chế nguyên liệu
- Kê sàng bỏ phần cám mịn (có thể dùng cám kê muối dưa), rửa lại bụi bẩn nổi trên mặt nước, lọc cạn sạn.
- Đậu lentils dùng ray rửa sạch.
- Bánh phồng tôm: chiên giòn.
- Chế biến:
- Dùng nồi có dung tích to gấp đôi lượng kê, đổ nước đun sôi, vớt bọt, hạn chế mở vung, lúc sôi hạ nhỏ lửa, cứ 10p dùng đũa chọt dọc cho ngấm, nếu khô thì thêm nước nấu đến khi kê thật chín.
- Đậu lentils: dùng nồi nấu chín nhuyễn.
- Bánh đa: nướng giòn, ăn kèm kê.
- BÁNH BAO
- Nguyên liệu
- Bột mì
- Men vi sinh
- Cà rốt
- Mộc nhĩ
- Giò chay
- Miến
- Sắn dây
- Lá chuối
- Sơ chế nguyên liệu
- Mộc nhĩ: rửa nấm sạch qua nước lạnh, sau đó ngâm với nước ấm.
- Miến: rửa sạch, ngâm nước lạnh, vớt ra để ráo, cắt sợi nhỏ tầm ~1-2 cm.
- Cà rốt: để nguyên vỏ, rửa sạch,cắt hạt đậu nhỏ.
- Giò chay: cắt hạt đậu nhỏ.
- Sắn dây: hòa tan với nước.
- Lá chuối rửa sạch, cắt khoanh tròn.
- Chế biến:
- Nhân bánh: Làm nóng chảo, cho một ít dầu, sau đó xào lần lượt theo thứ tự mộc nhĩ, cà rốt,giò chay và miến. Cuối cùng thêm muối, miso, và sắn dây rồi đảo chí.
- Vỏ bánh: Nhào bột mì với nước và ít men vi sinh. Nhào đến khi bột kết dính hoàn toàn, sau đó ủ ít nhất 2-3 tiếng.Lấy bột đã ủ cắt thành từng miếng- mỗi miếng khoảng 40gr rồi cán cho mỏng. Sau đó cuốn nhân bên trong và tạo hình, lót đế bánh bằng lá chuối. Tiếp tục ủ bánh khoảng 1-2 tiếng.
- Cuối cùng hấp bánh khoảng 20 phút
- BÁNH CUỐN KHÔNG NHÂN
- Nguyên liệu:
- Bột mì
- Bột sắn dây
- Bột gạo lứt
- Chế biến:
- Trộn theo tỷ lệ bột như sau: 5 phần bột mì, 4 phần sắn dây, và 1 phần gạo lức. Sau đó trộn hỗn hợp vào nước lọc, khuấy đều, rồi ủ khoảng 3 tiếng.
- Sau khi ủ bột, thay nước mới ( tránh bột bị chua)
- Bắc chảo lên bếp với lửa nhỏ.
- Quết dầu, tráng đều bột trên bề mặt chảo rồi đậy nắp đến khi bánh chuyển sang màu hơi trong thì cuộn lại và gắp ra đĩa.
- BÁNH KHOAI LANG RÁN
- Nguyên liệu:
- Khoai lang
- Bột nếp
- Mè vàng (đen)
- Sơ chế nguyên liệu:
- Khoai lang đem hấp (luộc) để nguội.Sau đó dùng tay bóp nhuyễn khoai cho đến khi thành bột khoai.
- Bột nếp (nên dùng bột nếp tươi, khô) ủ lên men.
- Mè rang chín
- Chế biến:
- Trộn bột nếp và bột khoai để tao thành 1 khối mềm, dẻo có thể dùng tay nặn được.
- Nặn bột thành khối tròn hay vuông đều được.
- Lăn bánh qua vừng (mè) vàng.
- Bánh hình khối tròn chiên ngập dầu còn bánh hình vuông chiên áp chảo.
- Bánh hình vuông chiên càng ít dầu càng tốt.
- Sau khi bánh chín vớt bánh ra và để trên giấy thấm dầu để bánh ra bớt dầu.
- BÁNH KHÚC
- Nguyên liệu:
- Gạo nếp
- Lá chuối
- Đậu( đậu đỏ, đậu xanh)
- Rau ngót
- Sắn dây
- Bột nếp tươi và bột nếp 2
- Sơ chế nguyên liệu:
- Rau bầu ngót: rửa sạch, giã nhuyễn, chắt lấy nước.
- Lá chuối: Rửa sạch, cắt dọc hình chữ nhật, dùng làm đế bánh.
- Gạo nếp: ngâm trong nước lạnh 30 phút, sau đó vớt ra để ráo.: Sau khi ngâm, cho nước xấp xỉ bề mặt gạo, thêm ít muối rồi xào nếp chín khoảng 40%
- Đậu:hầm chín, hầm càng lâu càng tốt, ít nhất 8 tiếng, giã nhuyễn,bắc chảo lên bếp, thêm ít dầu và cho nhân vào xào cho nhân có sự kết dính.
- Bột nếp: trộn hỗn hợp bột nếp với nước rau ngót, cùng ít bột sắn dây. Nhào hỗn hợp bột cho đến khi có sự kết dính. Sau đó ử 1- 2 giờ.
- Chế biến:
- Sau khu ủ bột xong, viên thành những viên tròn, cán nột, cho nhân vào giữa rồi vo tròn lại
- Tiếp theo lăn bánh qua một lớp gạo nếp bên ngoài.
- Đặt bánh trên lá chuối, sắp bánh vào nồi và hấp bánh trong vòng 45 phút
- BÁNH KHỌT
- Nguyên liệu:
- Bột mì
- Men vi sinh hoặc (Baking Powder + Baking Soda)
- Nước ấm khoảng 40 độ C
- Sơ chế nguyên liệu:
- Chuẩn bị 1 thau nhỏ, sau đó cho nửa bát con (chén) nước ấm vào thau, tiếp theo cho 1 thìa café (muỗng) men vi sinh vào bằng cách rắc nhẹ từ từ, đợi 15 phút để hỗn hợp lên men (có bọt khí), tiếp theo cho vào 3 lạng (gram) bột mì. Khuấy hỗn hợp cho đến khi có độ sánh thì đem ủ 1 giờ đồng hồ. Ủ bằng cách phủ kín bề mặt thau bằng vải mùng (Vải phin).
- Chế biến:
- Cách chiên: làm nóng khuôn chiên bánh khọt bằng lửa nhỏ, sao đó quẹt một ít dầu vào từng khuôn bánh để cho bột không bị dính vào khuôn. Cho bột vào chiên và đảo cho đến khi vàng đều 2 mặt bánh.
- BÁNH PIZZA
- Nguyên liệu:
- Cơm gạo lứt nhão
- Bí ngô
- Ớt chuông đà lạt
- Giò chay
- Đỗ (đậu) Lentis
- Bơ đậu phộng
- Tương tamari
- Sơ chế nguyên liệu:
- Bí rửa sạch và gọt vỏ, ớt chuông rửa sạch. Sau đó bí thái lát hình chiếc đũa, ớt chuông thái hạt lựu hoặc có thể thái lát.
- Nấu cơm nhão bằng nồi áp suất.
- Bơ đậu phộng dầm với nửa bát con (chén) tương tamari.
- Giò chay thái lát hình chiếc đũa.
- Đậu lentis nấu chín, sau đó bóp nhuyễn bằng tay.
- Chế biến:
- Cho chảo lên bếp làm nóng bằng lửa nhỏ, cho vào một ít nước dùng, sau đó cho bí ngô vào, tiếp theo cho ớt chuông vào, cuối cùng cho giò chay vào và xào đến khi chín.
- Trộn đậu lentis đã bóp nhuyễn với hỗn hợp bơ đậu phộng và tương tamari. Sau đó cho chảo gang lên bếp và làm nóng bằng lửa nhỏ, tiếp theo cho cơm nhão vào theo hình tròn với độ dày vừa phải để làm đế bánh, cho hỗn hợp đã xào lên trên bề mặt trên của bánh, đậy nắp chảo cho đến khi bề mặt dưới của bánh giòn.
- BÁNH MỲ OHSAWA
- Nguyên liệu:
- Cơm nhão hoặc bã trà gạo lứt, xác các loại rau, củ đã vắt hết nước. Có thể dùng nhiều loại bột ngũ cốc kết hợp với nhau.
- Khoai lang/bí đỏ
- Bột mì
- Bột gạo lứt
- Bơ vừng
- Nước lạnh hoặc nước dùng
- Tùy vào điều kiện có thể cho thêm một số loại hạt như: vừng, bí đỏ, óc chó, hạnh nhân…
- Sơ chế nguyên liệu:
- Khoai lang, bí đỏ được nấu chín, sau đó bóp nhuyễn bằng tay. Nếu không nấu chín thì có thể thái nhỏ hình hạt lựu.
-
- Chế biến:
- Chuẩn bị một thau inox, sau đó cho cơm nhão hoặc trà gạo lứt, hoặc xác các loại rau, củ đã được vắt hết nước vào, tiếp tục cho bột mì (có thể thêm bột ngũ cốc), một lượng ít bơ mè và nước lạnh hoặc nước dùng vào, tiếp theo nhào hỗn hợp bằng tay và thêm bột mì cho đến khi cảm nhận thấy hỗn hợp quá khô cũng không quá ướt (thường là kinh nghiệm của người làm). Cuối cùng cho bí ngô, khoai lang đã làm nhuyễn hoặc đã cắt nhuyễn, một số loại hạt như: mè đen đã rang, hạt óc chó, hạt bí bóc vỏ,…vào và trộn đều.
- Đậy kín bằng vải mùng (vải phin) hoặc màng bọc thực phẩm. Sau đó đem ủ trong nhiệt độ bình thường khoảng 4-5 giờ đồng hồ để bột lên men.
- Cách rán: Chuẩn bị chảo bằng gang và làm thật chảo bằng lửa vừa phải để chống dính bánh vào chảo. Quẹt một ít dầu vừng vào bề mặt và xung quanh thành chảo. Tạo cho bột có hình tròn với độ dày vừa phải và kích thước vừa với chảo. Mặt đầu tiên nướng trong khoảng 10-15 phút tùy vào độ dày của bánh và đậy nắp chảo để phần nhân bánh được chín. Mặt thứ hai nướng với lửa thật nhỏ vào. Dùng muỗng để ấn bánh cho bánh được chín đều.
- Đến khi bánh chín vàng 2 mặt thì lấy bánh nhẹ nhàng, hoặc bưng chảo còn đậy nắp đặt lên khăn đã ngâm nước lạnh để làm tróc bánh.
- Lưu ý:
- Bánh có thể để được trong vòng 2-3 ngày ở bên ngoài và 1 tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh. Nếu bảo quản tủ lạnh thì cần phải hấp hoặc làm nóng lại bánh.
- NEM THÍNH
- Nguyên liệu:
- Củ sắn (củ đậu) hoặc đu đủ sống
- Đậu phụ ( tàu hủ)
- Miếng dong
- Thính gạo
- Xà lách
- Rau mùi (ngò rí)
- Sơ chế nguyên liệu:
- Củ sắn hoặc đủ đủ gọt hết vỏ, rửa sạch, sau đó thái hình chiếc đũa.
- Đậu phụ để qua đêm trong tủ lạnh để tăng độ săn. Trước khi chế biến lấy ra ép bớt nước và thái hình chiếc đũa.
- Miếng dong ngâm trong nước lạnh để có độ dai, sau đó đem chần qua nước dùng có (có hòa tương Miso) không để miến quá nhừ hoặc sống. Sau khi chần thì nhanh chóng làm khô miến.
- Thính được làm từ gạo lứt tẻ. Gạo vo nhẹ với nước, để ráo phơi khô khoảng 70-80% dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó đem rang gạo với lửa thật nhỏ trên chảo gang. Cuối cùng để nguội rồi xay cho thật mịn.
- Thái sợi xà lách và thái nhuyễn rau mùi.
- Chế biến:
- Trộn miến với thính gạo, rải thính đến đâu thì đồng thời đánh tơi miến đến đó. Sau đó cho củ sắn và đậu phụ đã cắt vào trộn cùng. Cuối cùng trộn xà lách và rau mùi vào để tăng hương vị.
- Cách sử dụng:
- Thính nem ăn vs nước chấm.
- Nước chấm gồm: nước lọc, nước mơ mặn ngọt, tương Tamari. Tùy vào khẩu vị ăn để có thể nêm nếm cho phù hợp.
- THẠCH TÁO
- Nguyên liệu:
- Táo tây
- Sắn dây
- Muối
- Sơ chế nguyên liệu:
- Táo tây: rửa sạch, gọt vỏ 50/50, ngâm với nước muối pha loãng 5-10 phút.Sau đó cắt táo thành những miếng nhỏ.
- Sắn dây pha loãng với nước lạnh.
- Chế biến:
- Cho táo vào nồi hầm để lửa to cho sôi xong hạn nhỏ lửa xuống nấu thêm khoảng 5-10 phút, vớt táo ra để nguội rồi xay nhuyễn.
- Trộn đều táo xay nhuyễn với hỗn hợp nước sắn dây ( tỷ lệ 2:1)
- Bắc lên bếp với lửa nhỏ, đun sôi và quấy đều tay. Đến khi thấy hỗn hợp thạch táo chuyển sang màu trong suốt là chín,
- Sau đó đổ thạch ra khay inox hoặc đĩa sứ lớn.
- Trải bề mặt thạch cho bằng phẳng rồi để nguội..
- Cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ý.
- Lưu ý:
– Có thể thay táo bằng xoài, bí ngô, đu đủ, khoai lang…
- MỨT CHUỐI
- Nguyên liệu:
- Chuối chín
- Chanh
- muối
- Sơ chế nguyên liệu:
- Chuối: Bóc vỏ, cắt miếng.
- Chanh: Cắt bỏ hạt, chắt lấy nước\
- Chế biến:
- Cho chuối, chanh thêm 1 xíu muối, quệt đều, bắc lên bếp với lửa nhỏ, quấy đều tay, đến lúc chuối sệt lại
Lưu ý: Có thể thay chuối bằng xoài, đu đủ.
MÓN CHẢ
NGUYÊN LÝ NẤU:
Chả là món ăn truyền thống của người Việt Nam, các loại chả thông thường sử dụng phương pháp chế biến là chiên.
Khi chiên có thể chiên ngập trong dầu hoặc chiên áp chảo.
- CHẢ BÍ ĐỎ ( Chả bỏ đi đâu tí nào).
- Nguyên liệu:
- Bí đỏ (sử dụng tất cả các bộ phận của quả bí)
- Muối
- Dầu mè
- Nước
- Bột mì
- Sơ chế nguyên liệu:
- Bí đỏ: giữ nguyên vỏ,rửa sạch, giữ cả vỏ, thái hình sợi (cắt rối).
- Chế biến:
- Rắc lượng muối vừa phải vào, sau đó lắc đều để muối có thể hòa trộn vào bí.
- Rắc bột mì vào, sau đó trộn đều cho đến khi lượng bột mì bám hoàn toàn vào các sợi bí.
- Thêm nước sau đó,trộn hỗn hợp thật đều cho đến khi có độ dẻo.
- Đậy kín và ủ trong vòng 4 giờ đồng hồ để cho bột lên men (nếu không có thời gian thì có thể chiên không cần qua ủ).
- Khi chiên cần sử dụng chảo bằng gang, làm nóng chảo bằng lửa nhỏ, sau khi chảo nóng cho vào một chút dầu mè. Chiên bánh theo kích thước (tùy vào sở thích của cá nhân trong lúc tạo hình bánh). Khi chiên lấy muỗng đè mặt trên để ruột bánh mau chín. Chiên vàng đều cả 2 mặt là bánh đã chín.
- CHẢ CỦ SEN
- Nguyên liệu:
- Củ sen
- Muối
- Bột năng
- Thì là hoặc rau mùi
- Dầu mè
- Sơ chế nguyên liệu:
- Củ sen rửa sạch, sau đó sử dụng bàn mài (dụng cụ mài) để mài nhuyễn củ sen.
- Rau thì là rửa sạch, sau đó thái nhuyễn.
- Chế biến:
- Cho củ sen đã được mài nhuyễn vào thau sạch.
- Tiếp tục cho bột năng vào cho đến khi thấy hỗn hợp có độ sánh và kết dính vào nhau thì dừng cho bột. Sau đó cho rau thì là đã thái nhuyễn vào.
- Cách chiên: Khi chiên cần sử dụng chảo bằng gang, làm nóng chảo bằng lửa nhỏ, sau khi chảo nóng cho vào một chút dầu mè. Chiên bánh theo kích thước (tùy vào sở thích của cá nhân trong lúc tạo hình bánh). Khi chiên lấy muỗng đè mặt trên để ruột bánh mau chín. Chiên vàng đều cả 2 mặt là bánh đã chín.
- CHẢ CỐM HÀ NỘI
- Nguyên liệu:
- Cốm Vòng
- Rong Wakame
- Bột năng
- Kê
- Mộc nhĩ (Nấm mèo)
- Cà rốt
- Đậu Lentis
- Sơ chế nguyên liệu:
- Mộc nhĩ và cà rốt cắt hạt đỗ (đậu) mỗi thứ một bát con (chén).
- Kê nấu chín
- Đậu Lentis nấu chín
- Chế biến:
- Trộn đậu Lentis, kê, một ít cốm, mộc nhĩ, cà rốt, sau đó cho vào ít muối và trộn đều.
- Tiếp theo cho bột năng vào cho đến khi thấy hỗn hợp kết dính với nhau thì dừng.
- Vo tròn hỗn hợp thành những viên vừa tay rồi lăn lên cốm, rồi dùng tay ép dẹp vừa phải
- Cách chiên: Khi chiên cần sử dụng chảo bằng gang, làm nóng chảo bằng lửa nhỏ, sau khi chảo nóng cho vào một chút dầu mè. Chiên bánh theo kích thước (tùy vào sở thích của cá nhân trong lúc tạo hình bánh). Chiên vàng đều cả 2 mặt là bánh đã chín.
- CHẢ LY LY CHIÊN GIÒN
- Nguyên liệu:
- Giò chay
- Rong biển Nori
- Cà rốt
- Củ sắn (củ đậu)
- Bột mì
- Bò bía
- Sơ chế nguyên liệu:
- Bò bía cắt đôi.
- Rửa sạch cà rốt, củ sắn (củ đậu) gọt vỏ, sau đó thái sợi to cỡ hạt đậu và dài bằng bán kính miếng bò bía.
- Giò chay thái hình chiếc đũa, dài bằng cà rốt.
- Rong biển Nori cắt miếng hình chữ nhật vừa với kích thước bằng miếng bò bía.
- Pha một ít bột mì với nước cho đến khi sệt và có độ kết dính, dùng để làm hỗn hợp dán sau khi chả được cuốn xong.
- Chế biến:
- Cách cuốn chả: Đặt miếng rong biển đã cắt hình chữ nhật (cắt vừa với miếng bò bía) trên miếng bò bía. Sau đó đặt cà rốt, củ sắn và giò chay lên. Tiếp theo cuốn lại theo hình phễu, đầu dưới cuốn chặt để giữ nhân, đầu trên tỏa ra như hình hoa ly. Cuối cùng quét một ít bột mì đã pha vào mép cuốn bánh bía, dán lại để giữ hình dáng của chả.
MỤC LỤC CÁC BẢI VIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG