TS dạy rằng tất cả mọi người sinh ra đều phải ăn, ai ăn thì tồn tại, không ăn thì không thể tồn tại và có ăn mới có thể suy nghĩ, nói năng, hành động, thương ghét,…. Nơi nào không có thức ăn thì không thể có sự sống, mọi hiện tượng sinh lý, tinh thần, xã hội không thể nảy nở ở một xứ không có đồ ăn. Nên chúng ta cần phải biết trân trọng đồ ăn. Theo định nghĩa của TS Ohsawa thì thực phẩm hay thức ăn của chúng ta đều có nguồn gốc từ thực vật và là sản phẩm của diệp lục tố, động vật không thể tồn tại nếu không có thực vật.
Thực vật hấp thu nguyên tố vô cơ và chuyển hóa chúng thành thực phẩm hữu cơ có thành phần và cấu trúc rất phức tạp – đây là một phép lạ! Vì vậy TS dạy rằng: “thực vật là mẹ đẻ của mọi loài động vật và chúng ta tuyệt đối không cần nuôi sống mình bằng sản phẩm thú hay thịt của chúng”. Đối với con người chúng ta là con cái của bà mẹ thực vật, mọi thực phẩm thảo mộc đều là chất liệu thuần khiết để duy trì và cấu tạo cơ thể, thịt thú và mọi sản phẩm động vật không phải là chất liệu thuần khiết cho chúng ta.
Nhìn vào cấu trúc hóa học của huyết cầu tố và diệp lục tố ta có thể thấy rõ sự tương đồng, chỉ khác nhân của huyết cầu tố là nguyên tố Fe còn của diệp lúc tố là Mg. Cả cuộc sống chúng ta chỉ duy nhất làm một bài toán là chuyển diệp lục tố thành huyết cầu tố. Qua đó ta mới thấy được tầm quan trọng của diệp lục tố hay thực vật đối với cuộc sống của chúng ta. Vì vậy TS Ohsawa đã dạy rằng: “chúng ta là con của mẹ thực vật, bà đã dốc hết lòng nuôi chúng ta”, chúng ta cần phải biết tri ân, không có diệp lục tố chúng ta không thể tạo máu, tính mệnh. Đó là luật sinh học, vi phạm luật này chúng ta sẽ gặp khó khăn về sinh lý, tinh thần và tâm linh.
Chỉ có ăn đúng chúng ta mới có cơ thể đúng, suy nghĩ đúng để có hành động đúng.Chúng ta gặp cần quay về với những món chay truyền thống ngon miệng là trường sinh, tăng cường sức khỏe, làm trẻ người, không chỉ chữa lành các bệnh về thể chất mà các chứng tinh thần, tâm thần, luân lý và tâm linh, cả những nạn ngu ngốc, đần độn, suy nhược thần kinh, hoang tưởng. Xét về cấu tạo hàm răng người, chúng ta có số lượng răng hàm là chủ yếu và răng nanh hầu như không có. Răng hàm đặc trưng cho loài nhai cốc loại, còn răng nanh thì là các loại ăn thịt.
Về hệ tiêu hóa, những loài ăn thịt thì đường ruột rất là ngắn vì khi ăn và tiêu hóa thịt sinh ra nhiều chất độc do vậy cần tiêu hóa rất nhanh để tống ra ngoài. Còn đối với cơ thể con người, đường ruột có độ dài gấp 10 đến 12 lần chiều cao cơ thể, cho nên thức ăn được lưu trong ruột rất lâu. Do vậy khi chúng ta ăn thịt do thời gian lưu lâu ở trong ruột, nó sẽ gây ra các bệnh tật cho chúng ta, vì các thức ăn đó phân rã trong ruột sinh ra rất nhiều độc tố.
Chúng ta rất tự hào với văn hóa của người Việt, trí tuệ của ông bà chúng ta vì trên thế giới này không có một dân tộc nào chọn vua là một người biết nấu bếp, một vị vua biết lấy ngũ cốc làm thực phẩm chính. Qua chuyện “Bánh chưng, bánh dày” là truyền thuyết để khẳng định trí tuệ của người Việt cổ rất sâu sắc. Chúng ta cần ghi nhớ và truyền lại cho thế hệ con cháu với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Đối với người Nhật các vị thần thiên nhiên và nhất là vị thần lúa gạo Toyouki được thờ cúng ở khắp nơi. Ngoài ra các dân tộc khác trên thế giới có cách ăn của họ thuần dưỡng sinh như vùng ăn lúa mì, lúa mạch thì các nghi lễ khi ăn đều mang tính trí tuệ cao. Người Nga khi đón tiếp những vị khách quý của mình, họ đều đãi khách bằng bánh mì và muối. Qua đó có thể thấy truyền thống ăn ngũ cốc đã có từ xa xưa và khắp mọi nơi trên trái đất không chỉ là các dân tộc châu á.
“Ăn, đó là sáng tạo một đời sống mới cho ngày mai qua cuộc hy sinh của giới thảo mộc và sản phẩm của nó. Nếu người ta phạm sai lầm thì đó là tội tổ tông.”
MỤC LỤC CÁC BẢI VIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG