Mỗi một nguyên tố hóa học trong bảng hệ thống tuần hoàn được cấu tạo bởi một hạt nhân có neutron mang điện tích 0, proton mang điện tích dương nên tổng hạt nhân mang điện tích dương. Và quay xung quanh nó là các điện tử ở các quỹ đạo khác nhau chứa điện tích âm. Tổng lại cấu trúc của nguyên tố là dương ở bên trong và âm ở bên ngoài, đây là một sự rất bền vững về mặt âm dương. Tuy nhiên sự bền vững đó còn phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài, khi mà một nguyên tố hóa học muốn thay đổi thì phải có sự thay đổi trong hạt nhân. Tức là điện tích hạt nhân đó tăng lên hay giảm xuống thì nguyên tố đó sẽ chuyển thành nguyên tố khác.
Từ xưa đến nay, chúng ta được học không có cách nào để một nguyên tố hóa học này chuyển thành nguyên tố hóa học khác trong điều kiện thường. Điều đó chỉ xảy ra trong một điều kiện rất khắc nghiệt trong phản ứng hạt nhân và khi đó sẽ sinh ra năng lượng nguyên tử. Một hạt nhân nào đó mà muốn chuyển thành hạt nhân khác người ta phải dùng một hạt nào đó để bắn vào nó làm nó vỡ ra và chuyển thành rất nhiều hạt nhân khác. Hiệu ứng đi kèm là sinh ra một năng lượng cực lớn. Cũng như vậy khi hai hạt nhân muốn dính kết vào nhau để trở thành hạt nhân mới thì cũng cần một năng lượng rất lớn hay còn gọi là năng lượng hạt nhân. Trong thực tế, quá trình kết hợp 2 hạt nhân diễn ra ở các nhà máy điện nguyên tử, còn quá trình bắn phá hạt nhân để sinh ra hạt nhân mới và năng lượng chính là bom nguyên tử.
Năng lượng hóa học là năng lượng được sinh ra trong quá trình phản ứng giữa các chất hóa học hay về mặt bản chất đó là năng lượng do các lớp điện tử ở lớp ngoài sinh ra. Các điện tử khi quay xung quanh hạt nhân và thay đổi quy đạo của mình ( trong ra ngoài, ngoài vào trong) sẽ sinh ra nhiệt hoặc thu nhiệt.
Còn đối với năng lượng sinh học đó là điều kỳ diệu của tạo hóa, chức năng của những cỗ máy khổng lồ, đắt đỏ nay chỉ nằm trong một chiếc lá trên cành. Chỉ với CO2 trong không khí, một vài nguyên tố khoáng và nước từ dưới đất chiếc lá đã cho chúng ta vô số sản phẩm. Như các loại đậu đỗ là nguồn cung cấp đạm (protein), chất béo, còn các loại tinh bột được cung cấp bởi lúa, ngô, khoai, sắn,… chất ngọt từ mía, trái cây đều bắt đầu từ một chiếc lá.
Đã bao giờ chúng ta đặt câu hỏi tại sao các loại động vật chỉ ăn cỏ (trâu, bò) lại có một bộ xương to lớn và sức khỏe dẻo dai ? Vậy tại sao chúng tại lại phải ăn thịt trâu, bò cho bổ chỉ vì thiếu protein? Nhất là quan niệm người ốm cần phải ăn nhiều thịt mới khỏe ? Và bò chỉ ăn cỏ tại sao lại cho nhiều sữa? Và trẻ em phải uống sữa bò mới đủ chất, mới thông minh, nhiều protein, nhiều canxi? Mặc dù con bò cũng bình thường như chúng ta mà tại sao chúng lại làm được những điều kỳ diệu như vậy? … Những câu hỏi đó sẽ dẫn chúng ta đến câu trả lời.
Cùng phân tích nguyên tố khoáng Ca có trong trứng gà để chúng ta có thể thấy rõ hơn sự kì diệu của chuyển hóa sinh học. Trong lòng trứng gà khi mới đẻ ra không hề có chứa Canxi, lòng đỏ chứa Kali còn lòng trắng chứa Natri. Gà mẹ tiếp tục ấp trứng đến ngày thứ 8 thì Canxi bắt đầu xuất hiện (khoảng 0,09 gram), ngày thứ 9 tăng gần gấp đôi( 0,15 gram) và đến ngày 21 thì Canxi tăng lên gấp 4 lần. Kết thúc quá trình gà con nở ra khỏi vỏ trứng thì chúng đã có đầy đủ xương, lông. Vậy câu hỏi được đặt ra là Canxi của gà con mới nở đi từ đâu? Chuyển biến, biến dịch như thế nào?
Để trả lời cho những câu hỏi trên ngài Kervran đã làm thực nghiệm trên các yếu tố chuyển hóa về vật chất trong cơ thể sống và TS Ohsawa đã tổng kết lại các kiến thức cho chúng ta trong cuốn sách “Biological transmutation – natrual alchemy”. Hai ngài đã nói rằng các nguyên tố hóa học trong thực thể sinh học có thể biến dịch thành nguyên tố khác trong những điều kiện rất bình thường. Qua đó chúng ta mới thấy được sự kì diệu của cơ thể chúng ta ở điều kiện bình thường có thể biến dịch được tất cả các nguyên tố hóa học chứ không cần phải nhờ tới những sự biến dịch ở bên ngoài để chúng ta ăn vào. Ví dụ từ diệp lục tố (Magie)chúng ta ăn vào có thể chuyển thành huyết cầu tố(Fe-sắt). Do vậy nhiều người nói bị thiếu máu thì phải uống thuốc sắt, điều này đâu có đúng.
Vật chất hàng ngày chúng ta ăn uống có cấu tạo từ các nguyên tố cơ bản là: Cacbon, Nito, Oxy, Hydro.
K39 + H1 ↔ Ca40
Na23 + H1 ↔ Mg 24
Mg24 + O16 ↔ Ca40
Na23 + O16 ↔ K39
Các phản ứng ở bên trên xảy ra trong cơ thể chúng ta mà bên ngoài không bao giờ chuyển hóa như vậy. Có nghĩa rằng khi chúng ta ăn nhiều yếu tố có chứa Kali trong điều kiện cơ thể một người có chuyển hóa đúng thì sẽ sinh ra Canxi mà không cần phải bổ sung từ bên ngoài. Hay khi chúng ta ăn muối (Na) rồi cũng chuyển hóa thành Kali hoặc Canxi. Những điều đó đều xảy ra trong điều kiện bình thường của cơ thể sống. TS Ohsawa đã tổng kết lại rằng vật chất đầu tiên trên hành tinh này không phải là protein mà là Hydro và đó là vật chất đầu tiên phát sinh ra sự sống. Từ Hydro có thể chuyển hóa ra thành tám nguyên tố, rồi với những nguyên tố này có thể tạo ra mọi nguyên tố khác kể cả những nguyên tố phóng xạ xảy ra phản ứng hạt nhân đều giải thích năng lượng dựa vào vòng xoắn ốc. Những điều này hóa học ngày nay dạy trong trường không hề có.
2H → He → Li → Bo
2Li7 → N14
2N14 → C12 + O16
MỤC LỤC CÁC BẢI VIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG