Các thức ăn chúng ta ăn hàng ngày chứa những thành phần chính gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin, muối khoáng và nước. Thức ăn nhờ hệ tiêu hóa sẽ chuyển thành các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Điều này vô cùng quan trọng vì nếu chúng ta hiểu không đúng tầm quan trọng của hệ tiêu hóa sẽ dẫn tới ăn uống một cách bừa bãi và không tận dụng hết chức năng của hệ tiêu hóa để có thể chuyển hóa thành những thứ cần thiết cho cơ thể.
Thức ăn sẽ được chuyển hóa thành máu và máu đi nuôi cơ thể, khi chúng ta có một chỗ đau máu sẽ đến để chữa lành, khi chúng ta có một chỗ gãy máu sẽ đến chỗ đó để chữa lành, hoặc những chỗ bị cắt máu sẽ tới để hàn gắn vết thương hoặc tái tạo mới. Vậy chúng ta cần nhận thức rằng thức ăn chúng ta ăn vào đã được chuyển thành máu như thế nào? Máu nuôi toàn bộ cơ thể trong đó có bộ não cho nên tầm quan trọng hệ tiêu hóa được ví như “bộ não thứ nhất”, vì không có bộ não thứ nhất-hệ tiêu hóa thì chẳng có bộ não thứ 2-bộ não trong hệ thần kinh và nếu chỉ có não mà không có hệ tiêu hóa thì chúng ta cũng không thể sống được.
Bản chất của việc tiêu hóa bao gồm nhai-quá trình cơ học và các phản ứng-quá trình hóa sinh học. Quá trình cơ học: bẻ gẫy các phần tử thức ăn thành dạng nhỏ hơn để dễ dàng cho việc thủy phân thành đơn chất để cơ thể hấp thụ được. Quá trình hóa sinh học: Các enzyme thủy phân các phân tử trong môi trường dịch thể có nước, chuyển hóa thành đơn chất cần thiết cho cơ thể. Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa như chất béo sẽ trở thành các axit béo, các chất đạm(protein) khi thủy phân ra là các axit amin, sản phẩm của các tinh bột là đường đơn (cơ thể chúng ta cần là Glucoza). Do vậy khi chúng ta ăn không đúng, thực phẩm sẽ không được tiêu hóa đúng như đường sẽ lên men hoặc protein thối rữa tạo ra các độc tố cho cơ thể và sinh ra các bệnh tật.
Chúng ta sẽ lần lượt xét đến các chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa. Đầu tiên là miệng chúng ta có răng nên những ai không có răng hoặc răng yếu là bất lợi dẫn tới người đó không có sức khỏe tốt. Chức năng của răng chính là nghiền nhỏ thức ăn,sau đó thức ăn được thấm ướt bởi dịch tiêu hóa và bắt đầu thủy phân( tinh bột). Trong dịch tiêu hóa hay nước bọt còn có rất nhiều yếu tố khác giúp cho ngăn chặn thức ăn không bị chuyện hóa sai. Miệng của chúng ta có ba tuyến nước bọt, tuyến lớn nhất nằm ở mang tai gần các răng hàm chủ yếu tiết ra các loại enzyme để thủy phân tinh bột, 2 tuyến còn lại nằm ở dưới lưỡi giúp chúng ta thủy phân các loại rau củ và chất béo. P
hân tích thành phần thì nước bọt có 97-99.5% H20, các chất điện giải, độ pH kiềm (6.75-7.0), enzyme chuyển hóa tinh bột Amylase, dịch nhầy-protein, lyzome, IgA,… Nhờ có độ pH kiềm trong nước bọt mà các enzyme Amylae mới hoạt động được, tinh bột mới được chuyển hóa ngay trong miệng. Bên cạnh đó nước bọt còn có khả năng chống vi sinh vật nhờ các thành phần, IgH immunglobulins chính làkháng nguyên trong nước bọt, Lysozyme: kháng khuẩn (hạn chế sự phát triển của vi khuẩn),các chất bảo vệ có hoạt tính kháng sinh, hệ vi sinh vật tự nhiên có khả năng chuyển các thành phần của nước bọt thành các chất kháng vi sinh vật. Do vậy trong đông y coi nước bọt là “ngọc dịch” hay “nước cam lồ” rất quý giá.
Tiếp đến là dạ dày có chức năng chứa thức ăn và nhào trộn. Thức ăn được tiêu hóa trong dạ dày sẽ trở thành dịch sữa gọi là nhũ trấp và thông qua cơ môn vị cơ thể điều tiết việc chuyển nhũ trấp vào ruột non. Dịch trong dạ dày chứa axit clohydrit (HCl) có độ pH rất thấp ( môi trường rất axit) để diệt vi khuẩn và biến tính protein, enzyme Pepsin giúp tiêu hóa protein, collagen, enzyme Lipase giúp tiêu hóa chất béo. Cuối cùng, thức ăn tiếp tục được đưa vào ruột (tá tràng và ruột non), tại đây dịch gan, mật tiết vào để nhũ hóa chất béo, dịch tụy được bổ sung để cung cấp tiếp Amylase thủy phân Carbohydrat, trung hòa Natricabonat đối với nhũ trấp axit và chất béo.
MỤC LỤC CÁC BẢI VIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG