1. 1. Cháo quê
  2.  Xào đậu cô ve, dưa chuột với rong nori
  3. Đậu phụ cuốn rong nori tẩm bột chiên
  4. Nước dùng
  5. Kho củ sen, khoai tây với rong phổ tai:
  6. Xào súp lơ xanh, củ đậu, cà rốt, cần tây
  7. Trà gạo lứt
  8. Cơm gạo lứt
  9. Đậu ngự kho tương Miso
  10. Trà bình minh

1, Cháo quê
Cháo quê là món ăn đơn giản, dân dã, giàu dinh dưỡng thích hợp cho bữa sáng và tối.

Gạo lứt, khoai lang,đậu đen (có thể thay thế khoai lang và đậu đen bằng các loại khoai và các loại đậu khác tùy thích), muối.

Cho cơm nhão đã chuẩn bị lên bếp rồi thêm nước lạnh vừa đủ để cháo không quá loãng hoặc quá đặc. Sau đó bỏ khoai lang và đậu vào nồi nấu đến khi chín mềm. Cuối cùng nêm ít muối sao cho vừa ăn.

2, Xào đậu cô ve, dưa chuột với rong nori

Đậu cove, dưa chuột, rong nori, nước dùng, tương tamari, muối.
2.2. Sơ chế:

Cho ít dầu ăn vào chảo đã nóng, cho đậu cove vào đảo đều. Có thể cho thêm nước dùng để tăng độ ngọt và nhanh chín. Tiếp theo cho dưa leo đảo đều đến khi chín. Nêm muối, tamari vừa ăn là được. Cuối cùng cho rong biển cắt nhỏ vào đảo đều.

Luôn để lửa nhỏ khi xào.
3, Đậu phụ cuốn rong nori tẩm bột chiên
3.1.  Nguyên liệu:
Đậu phụ, rong nori, bột mì, dầu ăn, muối

Pha bột mì với nước tạo hỗn hợp sánh đặc, cho thêm ít muối để tạo vị đậm đà. Để hỗn hợp trên vào tủ lạnh trong 2 giờ trước khi chế biến để tạo độ giòn cho lớp vỏ.
Đậu hủ cắt miếng vừa ăn.

Cuốn rong biển với đậu phụ rồi tẩm qua hỗn hợp bột mì đã chuẩn bị sẵn, cho vào chảo dầu đã nóng chiên đến chín vàng đều hai mặt là được.

Sử dụng nước chấm củ cải mài với tương tamari để khử dầu. Chiên với lượng dầu vừa đủ tráng mặt chảo, giữ lửa nhỏ khi chiên. Tốt nhất sử dụng chảo tốt (chảo gang dày).
4, Nước dùng
Nước dùng được xem là một gia vị tạo độ ngọt tự nhiên cho các món ăn như xào, kho, nước lèo…
4.1. Nguyên liệu:
Tất cả các loại rau củ, kể cả vỏ, lá, cành, rễ, hạt…của nó.
4.2. Sơ chế:
Rửa sạch, loại bỏ những phần hư. Thái nhỏ rau củ theo nguyên lý âm dương.
4.3. Chế biến:
Đổ nước ngập phần rau củ, đun với lửa lớn. Đến khi sôi cho nhỏ lửa, mở nắp nồi để mùi hôi rau củ bay đi. Dùng vật nặng (dĩa) đè lên bề mặt rau củ để đảm bảo rau củ không bị nổi lên mặt nước.
Ninh ít nhất là 4 tiếng để lấy hết độ ngọt từ rau củ. Sau khi ninh nước đầu tiên nên chắt nước đó ra sau đó cho thêm nước lã vào nấu tiếp đến khi sôi lại và để thêm 1 tiếng để lấy hết nước ngọt của rau củ.
Lọc lấy nước dùng và vắt ráo phần xác.
4.4. Lưu ý:
Có thể bảo quản cấp đông để sử dụng trong thời gian dài.
Có thể tận dụng tất cả các loại rau củ có sẵn trong nhà để tạo nên nồi nước dùng. Tuy nhiên để có nước dùng ngon, cần cân bằng giữa lượng rau và củ, màu sắc và chế biến khi rau củ còn tươi.
Xác rau củ có thể vớt ra ủ bón cây
5, Kho củ sen, khoai tây với rong phổ tai:
5.1. Nguyên liệu:
Khoai tây, củ sen, rong phổ tai, nước dùng (nếu có), muối, tương tamari.
5.2. Sơ chế:
Củ sen, khoai tây để nguyên vỏ rửa sạch, thái miếng vừa ăn theo nguyên lý âm dương.
Nên hầm củ sen chín mềm trước khi kho.
Ngâm rong biển với nước lạnh từ 4-8 tiếng, thái miếng vừa ăn, dùng nước ngâm cho vào kho chung.
5.3. Chế biến:
Cho lần lượt rong biển, củ sen, khoai tây, nước dùng ninh lửa nhỏ đến khi cạn nước. Nêm ít muối và tamari khi thực phẩm gần chín. Trước khi tắt bếp cho 1 chút dầu vừng để ngon hơn.
5.4. Lưu ý:
Trong khi kho thỉnh thoảng xóc đều để rau củ ngấm gia vị. Có thể thay thế các loại củ, quả khác hoặc đồ chay (mì căn, giò chay) và kho lần lượt theo nguyên lý loại nào lâu chín kho trước, gần chín mới cho tiếp loại tiếp theo vào.
6, Xào súp lơ xanh, củ đậu, cà rốt, cần tây
6.1. Nguyên liệu:
Xúp lơ xanh, củ đậu (củ sắn), cà rốt, cần tây, ngò rí(mùi ta), rong nori, nước dùng, muối.
6.2. Sơ chế:
Rửa sạch toàn bộ rau củ, riêng củ đậu bóc vỏ. Xúp lơ xanh tách nhỏ, các loại củ thái rối xóc đều với 1 chút muối để lấy chất ngọt, cần tây, ngò rí cắt khúc dài như thái rối. Rong nori cắt miếng nhỏ, dài như thái rối.
6.3. Chế biến:
Làm nóng chảo trước khi cho rau củ vào xào. Không sử dụng dầu, chỉ sử dụng nước dùng cho thêm vào để làm chín.Xào những rau củ khó chín trước(lần lượt xào cà rốt, củ đậu, xúp lơ, cần tây),đảo đều đến khi chín.
Cho thêm rong biển nori, rau mùi để tạo mùi thơm cho món ăn.
6.4  Lưu ý:
Có thể sử dụng nhiều loại rau, củ, quả, đồ chay khác nhau để xào chung. Luôn xào từng loại lần lượt theo nguyên lý loại nào lâu chín cho vào trước. Nếu không có rau thơm (ngò gai, ngò rí,…) có thể thay thế bằng mè (vừng) nghiền nhỏ cho vào tạo mùi thơm.

  1. Trà gạo lứt

Dùng làm thức uống hằng ngày.
7.1. Nguyên liệu:
Gạo lứt rang, trà ban cha, nước lã.
7.2. Sơ chế:
Gạo lứt sạch vo nhẹ với nước cho sạch bụi bẩn, sau đó để ráo.Rang gạo với chảo gang dày và thật nhỏ lửa trong vòng 2 tiếng đến khi gạo chuyển sang màu sậm đen. Bỏ ra ủ qua đêm trong khăn bông dầy sạch.
7.3. Chế biến:
Khi sử dụng để nấu trà bỏ 1 lượng gạo lứt đã rang vừa uống tráng qua với nước ( để giảm nhiệt tránh háo nước) vào nồi ngâm nước để qua đêm (hoặc 8 tiếng).Sáng hôm sau bắc lên nấu sôi. Nên cho thêm trà Bancha vào 1 túi lọc bỏ vào nấu cùng.Lọc sạch bã và cho vào ấm giữ nhiệt để uống dần.

  1. Cơm gạo lứt
    • Nguyên liệu:

Gạo lứt, muối, nước.

Vo gạo nhẹ tay và ngâm trước 8 tiếng, không ngâm quá lâu làm gạo quá âm.

  1. Đậu ngự kho tương Miso
    • Nguyên liệu

Đậu ngự tươi hoặc khô, tương Miso, nước dùng, dầu mè.

Rửa sạch đậu, nếu đậu khô thì ngâm nước cho mềm trước khi kho

Xào đậu với một ít nước dùng trong 5 phút trước cho đậu làm quen nhiệt và dương hóa lên. Thêm một ít nước dùng vào ninh cho chín kỹ đậu. Nêm tương Miso vừa ăn khi gần tắt bếp. Khi chín đậu cho thêm 1 muỗng cà phê dầu mè vào, không được bỏ dầu mè sớm vì nhiệt sẽ làm cho dầu mè mất dinh dưỡng. Khi thêm nước dùng để ninh đậu cần canh sao cho khi chín đậu nước trong nồi phải cạn để các chất dinh dưỡng từ tương Miso và nước dùng ngấm hết vào đậu

  1. Trà bình minh

Đây là loại trà rất tốt cho điều trị đường ruột hay trường hợp cấp cứu người bệnh. Nếu người có vấn đề về đường ruột kiên trì uống trà bình minh trong vòng một tháng trước mỗi bữa sáng sẽ cải thiện tình trạng bệnh và khỏi.
10.1. Nguyên liệu:
Trà bancha, gừng, tương tamari, mơ chua ngọt, bột sắn dây.
10.2. Cách làm:

10.3. Lưu ý:
Thành phần dành cho một người: ½ thìa sắn dây, ½ thìa tamari, vài giọt gừng, vài giọt nước mơ, một lá trà ban cha. Một người chỉ nên dùng ½ bát mỗi sáng. Có thể dùng cả hạt mơ của nước mơ chua ngọt. Bạn nên dùng một cái bát sứ lớn để dễ pha chế và bảo quản.
Uống nóng vào buổi sáng trước khi ăn.
 
MỤC LỤC CÁC BẢI VIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG

    1. Âm và dương 
    1. Acit và kiềm  
    2. Chuyển hoá các chất trong cơ thể 
    3. Trái cây và cơ thể người 
    4. Trật tự vũ trụ 
    5. Thực phẩm là gì? 
    6. Các nguồn năng lượng từ thức ăn 
    7. Bản chất việc tiêu hoá 
    8. Các món thực dưỡng thông dụng – P1 
    9. Các món thực dưỡng thông dụng – P2 
    10. Các món nước
    11. Các món bánh 
    12. Bí ấn khai vận 
    13. Báu vật trong bếp